
Hiện nay bên cạnh thú vui là những môn thể thao thì việc nuôi cá cảnh dần trở thành thú vui của rất nhiều người. Nuôi cá cảnh không chỉ giúp thư giãn, làm đẹp cho không gian nhà, mang lại tính kinh tế,.. ngoài ra còn giúp người nuôi rèn luyện tính kiên nhẫn và tỉ mỉ rất cao. Kỹ thuật nuôi cá cảnh rất tỉ mỉ, đòi hỏi người nuôi phải chăm chú. Rất người nuôi cá cảnh bị chết và cảm thấy chán nả muốn từ bỏ. Năm được nhu cầu đó của các bạn, hôm nay chúng tôi chia sẻ cho bạn 4 tiêu chí để nuôi cá cảnh không chết mà lại có thể sinh trưởng và phát triển cực tốt đấy nhé.
Cách nuôi cá cảnh không chết cũng không hề quá khó khăn nếu như bạn chịu khó tìm hiểu và để ý một chút là có thể nắm vững trong lòng bàn tay. Khi nuôi cá cảnh bạn nhất định phải đảm bảo các yếu tố như nguồn nước, thức ăn, giống cá,… và đặc biệt là phải cung cấp oxi đầy đủ thì các mới có thể thở và phát triển được. Cụ thể cách nuôi cá cảnh không chết ra sao, làm như thế nào thì hãy cùng theo chân chúng tôi ở bài viết dưới đây để bổ sung kiến thức cho mình nhé; nên nhớ hãy ghi chú lại những gì mình chưa biết để có thể nhớ lâu hơn về cách nuôi cá cảnh không chết nhé.
Thiết kế bể cá
Với những người mới chơi cá cảnh, hoặc thậm chí là nuôi cá cảnh đã lâu; thì tình trạng cá chết dần vẫn có thể xảy ra khiến người chơi cảm thấy nản lòng. Sau đây là các bí quyết nuôi cá cảnh khỏe mạnh, sống dai hơn.
Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, cần phải chú ý chọn loại bể có kích thước đủ rộng; mật độ cá trong bể vừa phải để tạo sự thoáng đãng. Cá càng nhiều thì nước càng nhanh bẩn; mật độ oxy càng nhanh giảm. Với các loại bể cá cảnh kích thước vừa và nhỏ; thì chỉ nên nuôi loại cá nhỏ như cá vàng, các bống, cá betta…. Còn bể thủy tinh kích thước lớn thì có thể nuôi cá lớn hơn; nhưng cần phải có máy sục để cung cấp đủ oxy.
Nguồn nước nuôi cá
Yếu tố quan trọng hàng đầu của cách nuôi cá cảnh không chết là trước khi thả cá; phải kiểm tra, xử lý nguồn nước kỹ càng. Cụ thể nước máy: Chứa nhiều clo nên cần phải để nước vào các chậu; thau không có nắp đậy ít nhất 1 ngày để bốc hơi clo ra; bật thêm máy sục oxy, để ở nơi nhiều ánh nắng.
Kiểm tra nồng độ PH của nước
Nước giếng: của nước giếng chỉ khoảng 4 – 5, hàm lượng oxy ít; đôi khi lại bị nhiễm phèn nặng nên rất khó nuôi cá nếu không xử lý. Dùng bể chứa kết hợp sục oxy mạnh để tăng PH và oxy cho nước giếng; có thể thêm san hô vụn hoặc than hoạt tính để khử phèn. Thường số lượng than sẽ bằng ⅓ thể tích bồn chứa nước.
Các yếu tố khác
Khi nuôi cá cảnh trong nhà; nên đặt ở các vị trí cung cấp đủ nhiệt độ, ánh sáng và oxy. Nhiệt độ phù hợp cho cá cảnh là nằm trong khoảng từ 26 – 28 độ C; nếu chỉ chênh lệch có vài độ thì cá vẫn sống tốt.
Bể cá cảnh cần được đặt ở những nơi thoáng mát, không âm u hay quá tối tăm, lâu ngày làm cá phát bệnh, cũng đừng để ánh nắng chiếu trực tiếp vào làm tăng nhiệt độ của nước. Hạn chế tác động trực tiếp từ nắng mưa.
Máy sục oxy cần phải bật 24/24, với bể kích thước trên 60cm thì cũng cần có thêm máy lọc nước nữa. Còn với một số bể cá nhỏ, loại cá không cần máy sục oxy thì chỉ cần chú ý thay nước thường xuyên. Càng nuôi lâu, kỹ thuật nuôi cá cảnh càng lên tay, lúc đó bạn sẽ biết được loại cá nào nên dùng biện pháp nào.
Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn