Cá Koi thời gian gần đây được xem là loại cá cao cấp được rất nhiều đại gia chơi cá săn đón và sở hữu cho mình. Cá Koi cũng có rất nhiều loại, có những loại cao cấp và cũng có những loại ở dạng bình thường. Cách chăm sóc cá Koi yêu cầu người nuôi phải có hiều biết để giúp cá sinh trưởng tốt. Hiện nay thời tiết thay đổi nhiều khiến cho cá hay bị mắc bệnh và có thể bị chết; thiệt hại cho người nuôi. Một số bệnh ở cá Koi thường gặp như bệnh đốm trắng, bệnh thối đuôi, thối vậy,… ảnh hưởng thiệt hại đến kinh tế của người nuôi cá cảnh.
Các bệnh ở cá Koi có thể lây lan thông qua nước, nếu như không điều trị kịp thời thì có thể lây sang các con cá khác. Vì vậy người nuôi cá Koi cần phải có những hiểu biết về các bệnh ở cá Koi thường gặp và cách điều trị ra sao để đảm bảo đàn cá của mình phát triển bình thường nhất. Để giúp cho mọi người có thể nuôi cá phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao, thì hôm nay chúng tôi sẽ liệt kê 5 bệnh ở cá Koi hay gặp phải nhất, biểu hiện cũng như cách điều trị bệnh để cho đàn cá luôn khỏe mạnh và sinh sản tốt. Hãy đọc thật kỹ để bổ sung kiến thức cho mình nhé.
Bệnh nấm trắng ở cá Koi
Hiện nay có rất nhiều loại bệnh xảy ra với cá Koi. Có những bệnh lây lan kéo dài tạo thành dịch bệnh khiến cá chết hàng loại. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do cách chăm sóc của chúng ta chưa đúng cách. Bởi thế, bạn cần phải biết cách chăm sóc và bảo vệ cá.
Bệnh đốm trắng hay chính là nấm trắng ở cá Koi là một trong những biểu hiện thường gặp nhất; khi đó nấm trắng sẽ ăn các tế bào và dịch dưới da và dần sẽ làm cá chết; vì vậy cần xử lý bệnh kịp thời. Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh nấm trắng xuất hiện khi độ ẩm không khí cao; nhiệt độ môi trường thấp hoặc hồ cá bẩn khiến nấm trắng sinh trưởng và xâm nhập cá Koi.
Biểu hiện và cách điều trị
Biểu hiện bệnh: Trên da cá Koi sẽ xuất hiện các đốm trắng sùi lên; khiến cá Koi bơi lờ đờ và biếng ăn. Cách xử lý: Khi thấy cá xuất hiện dấu hiệu của bệnh đốm trắng; cần bắt cá ra bể riêng hoặc chậu rồi nhỏ xanh methylen (3- 5 giọt); hoặc dùng thuốc chuyên trị nấm có bán tại các cửa hàng cá cảnh. Bên cạnh đó cần cho sủi khí nước bể cá; và dùng sưởi tăng nhiệt độ (ở mức 30 – 32 độ C). Khi cá đã khỏi bệnh mới đưa trở lại bể cá lớn.
Biện pháp phòng bệnh
Cách phòng bệnh đốm trắng: Cần đảm bảo nguồn nước trong hồ luôn sạch sẽ bằng cách cải tạo hệ thống lọc nước để nguồn nước luôn sạch. Nguồn nước cấp cho bể cá cũng phải đảm bảo sạch sẽ, cá mới mua về nên khử bệnh trước khi cho vào bể.
Bệnh vảy sùi
Dấu hiện bệnh: Thân cá sưng lên, vảy xù, mắt lồi, cá ăn ít, bơi chậm. Cách xử lý: Vớt các bị bệnh ra chậu riêng rồi cho cá tắm với nước muối (nồng độ 3 – 5kg/m3) tắm trong khoảng 5 – 10 phút kết hợp với sục khí nhiều lần. Tắm cho cá liên tục từ 5 – 7 ngày cho đến khi tình trạng bệnh cải thiện.
Cá bị thối đuôi và vây
Dấu hiệu bệnh: Đuôi hoặc vây của con cá bị bệnh sẽ có hiện tượng rách tả tơi; thối rữa, cá bơi lờ đờ, ăn ít. Bệnh cần được xử lý nhanh để tránh nguy cơ tử vong.
Cách xử lý: Vớt cá bị bệnh ra khỏi bể và nuôi bể; chậu riêng. Dùng thuốc trị bệnh thối đuôi cá (có thể mua ở hàng cá cảnh hoặc cửa hàng thuốc thú y; sử dụng thuốc theo hướng dẫn). Vớt các con cá khác ra và tiến hành dọn bể; nên rửa bể cá bằng nước nóng, lau ngóc ngách bể; không nên dùng nước máy để rửa. Ngâm các phụ kiện trong nước nóng khoảng 5 – 10 phút sau đó rửa sạch. Sau đó tiến hành thay toàn bộ nước cho bể cá (nước đã khử clo hoặc sử dụng nước lọc).
Kiểm tra độ PH trong bể trước khi thả cá vào. Nếu độ PH chưa đảm bảo bạn có thể cho thuốc kháng sinh; hoặc kháng nấm vào nước để diệt vi khuẩn. Tăng thêm oxy cho cá; bằng cách tạo dòng nước chảy xuống hồ hoặc lắp thêm máy sục khí. Nên cho các ăn với một lượng vừa phải, đúng bữa.
Bệnh thối miệng ở cá Koi
Bệnh thối miệng ở cá Koi hay chính là lở miệng trông giống như bệnh nấm, nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Columnaris – một loại vi khuẩn hình que gram âm gây ra, vi khuẩn này thường trú ngụ khu vực miệng cá, bên trong miệng cá. Thường thì khi cá có hệ miễn dịch yếu sẽ dễ bị mắc bệnh này.
Biểu hiện bệnh: Vùng xung quanh miệng cá sùi lên trông giống như cục bông thường có màu nâu vàng, trắng, trắng xám kèm theo các vệt đỏ ở phần đầu hoặc ở vây, mang.
Cách xử lý: Dùng thuốc Melachite green (không dùng cho cá con), Melafix hay kháng sinh (Spectrogram, Furanace hay Sulfa) để bôi cho cá. Không nên tăng nhiệt độ nước sẽ làm vi khuẩn bùng lên, bệnh nặng hơn. Lưu ý để phòng bệnh thì cần tránh để nước hồ tăng đột ngột, đảm bảo nước sạch sẽ, không cho cá ăn dư thừa, không nuôi cá quá nhiều, cần thường xuyên vệ sinh bể cá.
Cá nhiễm ký sinh trùng
Có một số loại ký sinh trùng gây bệnh cho cá Koi, tùy từng loại ký sinh trùng mà phân ra các bệnh: bệnh rận cá, bệnh trùng bánh xe, bệnh sán lá, bệnh trùng mỏ neo…
Biểu hiện bệnh: Biểu hiện chung của bệnh kí sinh trùng là da cá ra nhiều nhớt, dịch nhờn, da bị phá hủy, viêm loét.
Cách xử lý: Vớt cá riêng ra chậu rồi cho thuốc tím vào, nồng độ khoảng 100g/m3, cho cá tắm trong khoảng 1 giờ. Cách ngày tắm 1 lần, tắm liên tiếp trong khoảng 2 tuần và theo dõi bệnh. Ngoài dùng thuốc tím ra thì có thể dùng Formalin, phèn xanh (CuSO4), Potassium dichromate (K2Cr2O3), Hadaclean. Sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn