Bệnh giun sán ở vật nuôi là bệnh kí sinh ở đường ruột, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa; một số loại giun có thể khiến thú nuôi tử vong nếu không chữa kịp thời. Ở chó, cách đơn giản nhất để bạn có thể chữa bệnh giun sán bằng cách cho uống thuốc chuyên biệt dành cho boss; nhưng phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ thú y nếu bạn không muốn cún cưng của mình gặp phải nguy hiểm.
Hầu hết trường hợp nhiễm giun sán đường ruột ở chó có thể được điều trị bằng một trong nhiều loại thuốc uống khác nhau. Loại thuốc và tần suất uống thuốc phụ thuộc vào khuyến cáo của bác sĩ thú y và loại giun chó bị nhiễm. Nếu còn lo lắng thì hãy đọc bài viết dưới đây để có thể hiểu thêm về căn bệnh này cũng như cách xử lý khi chó của bạn mắc bệnh giún sán nhé, bởi căn bệnh này có thể gây tử vong nếu không được chữa trị đấy.
Làm thế nào để nhận biết bệnh giun sán ở chó?
Hầu hết khi chó bị bệnh giun sán, dấu hiệu nhận biết rõ nhất là sức khoẻ giảm sút trông thấy. Cơ thể gầy yếu, còi cọc nhanh chóng, Hay bị tiêu chảy, nôn ói. Biếng ăn, kém ăn, ủ rũ, mệt mỏi.
Chó bị mắc giun sán, bụng thường sẽ phình to hơn bình thường, cứng bụng, khó vận động.
Ngoài ra còn có các trường hợp chó đi ngoài ra máu, hoặc táo bón, thậm chí có lúc lại đi ngoài ra cả giun. Đây chính là dấu hiệu lớn nhất của việc chó bị bệnh giun sán.
Những trường hợp nặng hơn sẽ bị co giật ,run rẩy, khó thở, cơ thể nhợt nhạt. Đây là lúc bạn cần đưa cún tới bác sỹ thú y ngay để kiểm tra.
Chó bị bệnh giun sán gây ra những tác hại gì?
Khi chó bị mắc giun sán, các ấu trùng giun sẽ di chuyển trong cơ thể, làm tổn thương nhiều cơ quan của chó và mang theo nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm. Sức khoẻ của chó sẽ bị giảm sút. Những gì chó ăn vào chủ yếu đều “nuôi” giun. Dẫn đến việc các bé sẽ gầy yếu, chậm lớn.
Càng có nhiều giun trong cơ thể sẽ làm chó sụt cân nhanh chóng, biếng ăn, mất nước. Thậm chí còn dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác như viêm loét, tắc ruột, tắc ống mật, có thể dẫn đến tử vong. Hơn nữa, các độc tố của giun tiết ra còn khiến chó có nguy cơ bị trúng độc hệ thần kinh.
Với những tác hại trên, thì việc phòng chống giun sán cho chó là điều hết sức cần thiết. Vậy phải làm thế nào khi chó bị bệnh giun sán?
Làm sao để chữa được bệnh giun sán ở chó?
Khi chó bị bệnh giun sán, nhiều “sen” còn ngây ngô lấy thuốc tẩy giun của người cho chó uống. Đây là điều bạn không được làm, vì các thành phần của thuốc tẩy giun cho người có thể khiến chó bị sốc thuốc. Thậm chí còn không có tác dụng tẩy giun cho chó.
Các trường hợp chó bị bệnh giun sán đều có thể được điều trị bằng thuốc. Có rất nhiều loại thuốc khác nhau để diệt giun sán. Tuỳ vào việc chó bị mắc giun gì mới có thể chọn được loại thuốc phù hợp. Để biết nên dùng thuốc tẩy giun nào cho chó, bạn cần phải hỏi ý kiến từ bác sỹ thú y. Chỉ có bác sỹ thú y mới có thể chỉ định rõ loại thuốc mà chó cần uống để tẩy giun. Đặc biệt, bạn không được tự ý mua thuốc tẩy giun cho chó. Cho chó uống thuốc tẩy giun không có chỉ định có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
Phòng ngừa bệnh giun sán ở chó như thế nào?
Biết cách xử lý giun sán ở chó là 1 chuyện, cách phòng chống chó bị bệnh giun sán lại là chuyện khác. Các “sen” cũng nên biết cách phòng chống giun sán để mất công tẩy giun cho chó.
- Điều đầu tiên cần làm là giữ vệ sinh môi trường, chuồng chó sạch sẽ. Xử lý chất thải của thú cưng đúng vệ sinh. Chỗ chó nằm phải luôn khô ráo, thoáng mát.
- Chọn những loại thức ăn cho chó hợp vệ sinh. Nguồn nước của chó phải là nguồn nước sạch.
- Khi chó đi chơi ở ngoài về, cần phải kiểm tra xem có ve rận không. Các loại bọ chét, ve chó cũng là nguyên nhân khiến chó bị bệnh giun sán.
- Chủ động tẩy giun sán từ sớm cho chó con.
- Nên đưa chó đến cơ sở thú y kiểm tra định kỳ. Tại đây, các bác sỹ sẽ tư vấn, kiểm tra thể trạng các bé cún.
- Ngoài ra, bạn có thể cho chó uống thuốc ngăn ngừa giun. Nhưng bạn phải tham khảo ý kiến của bác sỹ thú y trước khi cho “boss” uống thuốc nhé!
Như vậy có thể thấy chó bị bệnh giun sán sẽ ảnh hưởng khá lớn đến các bé. Vì vậy mà việc nắm rõ cách xử lý khi chó bị bệnh giun sán là hết sức cần thiết.
Bệnh giun sán ở chó không chỉ gây nguy hiểm cho thú cưng của bạn; mà nó còn có thể truyền sang người nếu bạn xử lý không đúng cách. Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ thú y; để có thể tiếp thu thêm những kinh nghiệm chăm sóc; phương pháp chữa bệnh; và đặc biệt là phải giữ vệ sinh cho thú cưng thật kĩ càng; để cả boss lẫn sen đều có thể phòng tránh được căn bệnh đáng ghét này nhé.
Nguồn: famipet.vn