
Cho Poodle của bạn tắm là một phần rất quan trọng của việc chải chuốt, cùng với việc chăm sóc răng miệng và ngăn ngừa vết rách và sẽ cần thiết để giữ cho da và bộ lông khỏe mạnh. Hướng dẫn tắm cho chó Poodle khác nhau tùy thuộc vào việc bạn nuôi Poodle thú cưng hay Poodle biểu diễn.
Một người phải cẩn thận không tắm cho thành viên trong gia đình chó của họ quá thường xuyên (các vấn đề về da khô có thể phát triển) …Mặc dù người ta phải chăm sóc chúng thường xuyên để tắm cho chúng đủ để bộ lông luôn khỏe mạnh và không bị rối.
Trước khi tắm, bạn nhớ chải lông cho chó xù. Thảm nào có trước khi tắm thì chỉ sau khi tắm sẽ tệ hơn nhiều. Tắm không giúp loại bỏ các nút thắt; nó đảm bảo một mớ hỗn độn thắt nút! Một khi tấm thảm bị ướt, việc tháo nó ra là điều không thể, và bạn sẽ thực sự cần phải cắt nó ra. Nếu con chó của bạn bị rối hoặc rối, một bình xịt chống rung sẽ rất hữu ích. Hãy xem xét các bước cho từng loại và xem sự khác biệt chính của loại Poodle mà bạn có là gì.
Chú ý thời gian tắm cho chó Poodle
Cách tắm cho chó Poodle như thế nào? Dưới đây là quy trình và video hướng dẫn 5 bước tắm cho chó Poodle ngay tại nhà dễ dàng thực hiện
Như các bạn đã biết, chó Poodle là một giống chó cảnh đẹp với bộ lông xoăn dài, đặc điểm này cũng gây ra khá nhiều khó khăn trong quá trình vệ sinh và tắm rửa cho cún. Với những bạn mới nuôi Poodle sẽ gặp nhiều thắc mắc như sử dụng sữa tắm cho chó nào tốt, hay cần chuẩn bị gì trước khi tắm cho chó con….Hãy cùng xem chia sẻ này của mình nhé.
Chọn thời điểm tắm cho cún rất quan trọng bởi khí hậu nước ta nóng ẩm mưa nhiều nên mỗi mùa sẽ có lịch trình tắm cho chó Poodle cụ thể ví dụ như thời tiết mùa hè, mình thường tắm cho cún 2 lần/ tuần. Ngược lại mùa đông thời tiết lạnh, tắm giảm xuống còn 1 lần/ tuần.
Ngoài ra khi cún bị lấm bẩn do chơi bên ngoài bạn cũng có thể tắm cho cún ngay tại thời điểm đó. Với những giống chó to hơn thì số lần tắm có thể nhiều hơn bởi chúng thường xuyên hoạt động ngoài trời.
Kinh nghiệm vê quy trình tắm cho chó Poodlen
Chó Poodle từ khi mới du nhập vào Việt Nam dần đã thay đổi và thích nghi tốt với khí hậu nước ta. Tuy nhiên, bộ lông của chúng vẫn hay bị dính và vón cục nếu không được chăm sóc thường xuyên và đúng cách. Tắm cho chó Poodle có thể giảm thiểu tình trạng này.
Chuẩn bị trước khi tắm
Trước khi tắm cho Poodle cần kiểm tra và loại bỏ những mảng lông rụng, những cục lông bị vón cục và tìm cách gỡ trước khi tắm. Chú ý các vết thương hở trên cơ thể cún để tránh tiếp xúc quá nhiều.
- Chuẩn bị nước tắm: Bạn cần chắc chắn rằng nước tắm của cún cũng không quá nóng và cũng không quá lạnh. Bạn nên sử dụng nước ấm có nhiệt độ vừa với da người cảm nhận để tắm cho cún. Đặc biệt vào mùa đông khi thời tiết chuyển lạnh, việc sử dung nước ấm khi tắm cho cún là điều vô cùng quan trọng để tránh ảnh hưởng tới phổi của chúng.
- Chuẩn bị các dụng cụ: Với cún nhà mình, mình sử dụng sữa tắm cho chó chuyên dụng, găng tay để loại bỏ lông rụng, cọ người, khăn sau khi tắm, bột nhổ lông tai, lược chải lông rụng, lông rối, nước muối sinh lý, bông tai…
Bắt đầu tiến hành tắm cho chó Poodle
Mình thường tắm cho cún nhà 2 lần xà bông và tráng lại người 3 lần để sạch bọt xà phòng. Nếu còn xót lại xà phòng sẽ ảnh hưởng tới lông, đây cũng chính là một nguyên nhân gây ra tình trạng bết lông sau một thời gian ngắn.
Mẹo kiểm tra xà bông còn dính trên lông bằng tay. Rất đơn giản bạn dùng 2 tay vuốt nhẹ từ trên dọc xuống bụng của cún để kiểm tra xem độ nhờn của lông. Chỉ cần cảm nhận bằng tay cũng có thể dễ dàng nhận thấy.
Tắm cho chó Poodle không giống với tắm cho người. Để làm sạch xà phòng, bạn dùng tay vuốt từ trên cổ xuống đuôi kết hợp xả nước. Bọt xà phòng theo đó cũng sẽ theo nước mà trôi xuống lông. Làm tương tự với khu vực chân, cổ.
Riêng phần đầu, có thể nói đây là phần có mùi nhiều nhất của Poodle, một phần do khu vực tai bị hôi và do nước dãi của chó khi ăn dính vào lông xung quanh mồm gây ra mùi hôi rất khó chịu. Bạn nhẹ nhàng đưa xà phòng lên đầu và đẩy xà phòng đi xung quanh khu vực này.
Chú ý quan trọng khi tắm
– Không để nước lọt quá nhiều vào tai, sau tắm sẽ rất khó vệ sinh. Ngoài ra cũng ảnh hưởng nhiều tới tâm lý khi tắm của cún.
– Không xịt nước thẳng hoặc trực tiếp vào mũi, mắt cún cho dù là vô ý hay cố tình. Hãy xả từ từ từ trên đỉnh đầu xuống để nước thấm đều vào lông.
– Tránh hoặc hạn chế để xà phòng tiếp xúc với mắt cún. Nếu xà bông vào mắt hãy dùng 2 tay gạt xà bông sang bên khác và tiếp tục tắm.
Các bước khi tắm xong
Dùng chiếc khăn khô đã chuẩn bị sẵn và lau khô cho cún. Một mẹo nhỏ trước khi lau chính là hãy thổi nhẹ vài tai của chó, chúng sẽ lắc cho tới khi một lượng nước bị mất đi. Lau thật khô người trước khi sấy.
Dùng máy sấy để sấy lông của cún. Tuy nhiên nên vừa sấy vừa nghỉ để tránh hơi nóng tiếp xúc quá lâu gây nóng cho cún.
90% chó khi sấy đều sợ tiếng ồn quá lớn từ máy sấy phát ra đặc biệt là tiếng ồn từ máy sấy chuyên dụng.
– Chúng sẽ hốt hoảng và tỏ thái độ không thích với việc sấy lông bằng cách dọa cắn hay chạy lung tung. Hãy vuốt ve và vỗ về chúng trước khi sấy lông.
– Bật máy sấy ở mức nhẹ và độ nóng vừa phải để tạo cảm giác dễ chịu cho cún.
– Phần mặt và đầu luôn là vùng sấy khó nhất khi gió trực tiếp thổi vào mắt và mũi cún. Vì vậy hãy để xa máy sấy và xoa nhẹ nhàng lên các khu vực này cho tới khi hết ẩm.
– Trong những giai đoạn thời tiết ẩm ướt, bạn cần sấy cho cún một cách cẩn thận; bởi những chú cún rất có thể mắc các bệnh về da trong khí hậu này. Những chú chó Poodle khi nằm vô tình đè lên vùng sấy chưa khô từ đó lông ngày càng ẩm. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh cho da phát triển; đặc biệt là những chú chó có sức đề kháng yếu.
Vệ sinh toàn thân cho chó sau khi tắm
Có thể bạn nghĩ rằng sau khi tắm và sấy cún đã sạch sẽ và thơm tho; nhưng nhiều bạn ít biết tới phần cuối cùng là vệ sinh tai, chải lông và cắt bỏ móng dài cho chó
Vệ sinh sạch sẽ vùng tai
Vùng tai của Poodle là khu vực đặc biệt khác hẳn so với các giống chó khác. Tai của chúng có nhiều lông xoăn và dài. Đây chính là nguyên nhân gây ra vùng hôi cho chó. Hãy nhổ bỏ lông tai cho cún của bạn với sự hỗ trợ của bột nhổ lông tai. Loại bột này nhằm tăng tính ma sát giữa các sợi lông giúp bạn nhổ chúng dễ dàng hơn. Đừng sợ nhé, nhổ lông tai còn khiến chó của bạn sướng nữa là đằng khác.
Sau khi nhổ xong bạn tẩm nước muối sinh lý và lau tai thêm một lần nữa; cho tới khi hết sạch nước muối bên trong.
Chải mượt lông
Vấn đề này khá đơn giản, bạn sắm lấy cho mình một lược chải lông rụng; một lược chải lông rối là được. Chải nhẹ nhàng các sợi lông rối sẽ bám vào lược giúp bạn gỡ ra rất dễ dàng.
Với những cục lông rối to, bạn dùng kéo nhíp gỡ từ giữa cục rối; và dùng lược gỡ dần để bảo vệ phần lông rối còn lại. Chú ý dùng kéo nhíp cẩn thận chọc nhầm da cún nha.
Lưu ý quan trọng khi tắm cho chó Poodle
Hạn chế tắm cho cún khi đang trong thời kỳ động dục, giai đoạn phối giống chó. Mùi hương cơ thể trong giai đoạn này có tác dụng thu hút bạn tình khi giao phối. Không tắm cho cún ngay sau khi tiêm phòng. Bởi đây chính là lúc cơ thể chúng còn yếu nên cần được nghỉ ngơi.
Có phải khi đoc tới cuối bài viết này, bạn nghĩ rằng tắm cho một chú chó Poodle quả thực rất kỳ công phải không nào. Mỗi bạn có một cách nuôi và giữ vệ sinh cho cún khác nhau. Không nhất thiết phải thực hiện đúng theo quy trình của mình.
Nguồn: Blogyeuchomeo.com