Cá Koi hay còn gọi là cá Chép Nhật được cho là loại cá mang lại may mắn, thể hiện vượng khí về tương lai và tài lộc. Thú vui nuôi cá Koi phong thủy trong những năm gần đây được rất nhiều người yêu thích. Một hồ cá Koi khỏe mạnh, tươi tắn, rực rỡ màu sắc sẽ khiến cho không gian nhà bạn tràn đầy sinh khí, năng lượng, đem lại những điều may mắn, tốt lành, thu hút tài lộc cho gia chủ. Tuy nhiên để chăm sóc tốt cho các Koi là việc không hề đơn giản. Vì chúng là chủng loài rất kén chọn, yêu cầu bạn phải có kiến thức chăm sóc cá tốt.
Cá Koi rất dễ mắc bệnh nếu người nuôi không thực sự am hiểu về chúng. Đặc biệt do không quản lý tốt môi trường nước nuôi cá. Một trong số đấy chính là bệnh mắt lồi ở cá Koi do môi trường nước bị ô nhiễm cùng với điều kiện nhiệt độ nóng ẩm như nước ta tạo điều kiện cho vi khuẩn Streptococcus gây ra. Bệnh lồi mắt ở cá Koi là căn bệnh phổ biến. Khi bị bệnh này cá sẽ có cặp mắt bị lồi ra, sưng lên và giảm khả năng phương hướng. Nếu bệnh nặng có thể dẫn đến chết cá.
Nguyên nhân và dấu hiệu khi cá koi bị lồi mắt
Biểu hiện cá koi bị lồi mắt
Khi cá koi bị bệnh này, nếu quan sát bạn sẽ thấy vùng mắt cá bị viêm và lồi ra. Xung quanh mắt có các vết lở loét, ngoài ra ở gốc vi xuất huyết, có các đốm mủ dưới da cá. Cá mất phương hướng khi bơi, bơi lờ đờ, lung tung. Sau vài ngày cá không ăn nhiều, nặng hơn thì bỏ ăn.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chính gây ra bệnh lồi mắt ở cá koi là do vi khuẩn Streptococcus tấn công. Loại vi khuẩn này thường xuất hiện khi nước bể/hồ nuôi quá bẩn; bể/ hồ không được trang bị hệ thống lọc hoặc hệ thống lọc không đủ công suất. Bệnh lồi mắt ở cá koi xuất hiện quanh năm. Tuy nhiên thường nhiều nhất là vào mùa nắng nóng, trong điều kiện dòng nước chảy ít hoặc oxy kém. Đường lan truyền bệnh: Bệnh này của cá thường lan truyền chủ yếu là từ những chú cá bị bệnh sang những chú cá khỏe. Nguồn lây thông quá các chất bài tiết như nhớt , dịch , phân…vào chính môi trường nước mà chúng ta đang nuôi cá.
Phương pháp chữa cá koi bị lồi mắt
Để điều trị bệnh lồi mắt ở cá koi bạn thực hiện qua 2 bước đơn giản sau:
Bước 1: Cách ly cá koi bị bệnh
Ngay sau khi phát hiện cá koi bị lồi mắt thì bạn cần mau cách ly cá koi bị bệnh ra khỏi hồ hoặc bể để tránh bệnh lây nhiễm sang cả đàn. Bạn có thể chuyển cá sang các tank nhựa. Đồng thời bạn cũng nên cách giảm lượng thức ăn cho cá. Sau đó hãy tiến hành ngâm cá chữa bệnh trong dung dịch thuốc.
Bước 2: Cho cá bệnh vào tắm thuốc
Cách 1: Bạn chuẩn bị thau lớn khoảng 20l nước, cho 10 giọt xanh metylen và 1 viên tetra, muối 1%, cắm sủi vào hòa tan trong nước. Tùy số lượng cá bị bệnh mà bạn điều chỉnh lượng thuốc sao cho phù hợp. Cho cá vào ngâm thuốc từ 10 – 15 phút. Làm tiếp tục vào ngày hôm sau cho đến khi mắt cá hết sưng.
Cách 2: Bạn cũng có thể sử dụng một số thuốc kháng sinh để chữa bệnh cho cá như: Cefalexin (hoặc Amoxicillin, Ampicillin), Norfloxacin (hoặc Ciprofloxacin), Erythromycin, Florphenicol, Doxycycline… Lượng sử dụng từ 1.5–2.5g/tạ cá/ngày và chia làm 2–3 lần/ngày, sử dụng liên tục 5–7 ngày. Thực hiện cho tới khi mắt cá hết lồi.
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc kháng sinh cho cá thì phải thật cẩn thận. Bởi hầu hết các loại thuốc kháng sinh này dù ít hay nhiều đều mang độc tố và ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Bạn có thể tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm nuôi koi về cách sử dụng thuốc. Đặc biệt trong trường hợp sử dụng nhiều hơn 1 loại thuốc kháng sinh.
Phòng ngừa cho cá koi để không bị lồi mắt
Nguyên nhân chính gây ra bệnh lồi mắt ở cá koi đó là môi trường sống bị ô nhiễm. Chính bởi vậy cách phòng bệnh tốt nhất đó là bạn cần kiểm soát và đảm bảo nước hồ/ bể koi luôn được sạch, nồng độ pH, NH3 đạt chuẩn. Trang bị đầy đủ hệ thống lọc để đảm bảo chất lượng nguồn nước. Trường hợp bạn mới mua cá về thì cần để cá tắm qua nước muối 2 – 3% trong khoảng thời gian 5 – 15 phút trước khi thả bể/hồ. Khi mua cần kiểm tra sức khỏe cá thật kỹ. Tránh tình trạng mua phải cá bị bệnh sẵn sẽ lây bệnh sang cả đàn cá. Nên mua cá ở các cửa hàng lớn, địa chỉ uy tín. Không nên mua cá ở hàng rong bán lề đường.
Không nên thả giống cá vào hồ quá dày những lần nuôi cá thời điểm nắng nóng, nước chảy yếu. Chú ý mật độ nuôi cá đảm bảo. Không nên nuôi mật độ cá nhiều trong diện tích hẹp khiến cá thiếu oxy, nguồn nước dễ bị ô nhiễm. Nên hạn chế làm những chú cá bị sốc. Ví dụ như khi thay nước cho cá, trong điều kiện bất lợi cá cũng có thể dễ bị stress và cũng sẽ dễ gây bệnh cho đàn cá vì lúc đó sức đề kháng của cá rất yếu không thể chống lại được bệnh tật đang đe dọa.
Bài viết trên đã gợi ý cho bạn cách điều trị bệnh lồi mắt ở cá koi nhanh chóng và đơn giản. Nếu cá koi trong hồ/ bể bạn mắc bệnh này thì có thể áp dụng các biện pháp điều trị này để cá mau khỏe mạnh và sinh trưởng tốt nhé! Trong trường hợp bạn không thể tự xử lý hoặc bệnh lan rộng ra cả hồ cá. Bạn có thể tham khảo các dịch vụ chữa bệnh cho cá koi để được hỗ trợ tốt nhất.
Nguồn: Cachepkoi.com.vn