Các phương pháp chữa nấm mốc cho gà chọi đạt hiệu quả cao

Các phương pháp chữa nấm mốc cho gà chọi đạt hiệu quả cao
6 phút, 14 giây để đọc.

Căn bệnh nấm mốc ở gia cầm là một trong những điều khiến người nuôi gà chọi phải đau đầu. Đây là căn bệnh thường xuyên gặp ở gà, đặc biệt là đối với những chú gà chọi đã từng tham gia thi đấu.

Theo kinh nghiệm chơi gà chọi lâu năm của nhiều người nuôi, nấm mốc là căn bệnh phổ biến và rất hay xảy đến với lứa gà chọi đang ở độ tuổi trưởng thành. Nguyên nhân ban đầu dẫn tới căn bệnh này có thể là do người nuôi gà đã chăm sóc không cẩn thận, vệ sinh cho gà không sạch sẽ sau mỗi trận đấu khiến cho vi khuẩn nấm mốc sinh sôi nảy nở.

Thông thường, khi gà chọi được mang đi thi đấu, thì dù thắng hay thua thì cũng ít nhiều sẽ bị xước da hoặc có một vài vết thương hở ở phần đầu và cổ. Những phần này của gà thường sẽ được người nuôi cắt tỉa lông nên khá trơ chịu, không có lớp lông bảo vệ. Chính vì thế nó là phần dễ bị vi khuẩn tấn công nhất.

Ngoài lý do bị xây xát khi thi đấu ra thì môi trường sống của gà cũng là một tác nhân gây ra bệnh nấm mốc. Nếu gà thường xuyên phải sống trông môi trường chuồng trại ẩm thấp, không thoáng khí và đủ ánh sáng cũng có thể khiến cho gà dễ mắc phải căn bệnh này.

Những nguyên nhân và đường lây của bệnh nấm mốc ở gà chọi

Những nguyên nhân và đường lây của bệnh nấm mốc ở gà chọi

– Là bệnh gây tổn thương cục bộ ở da đầu do loại nấm Trichophyton gallinae gây ra.

– Bệnh còn có tên khác là Dermatomicosis, mào trắng hay còn gọi là “mốc trắng” thường thấy khi:

  • Điều kiện môi trường sống không đảm bảo: Khu vực chuồng nuôi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, không dọn vệ sinh thường xuyên.
  • Vệ sinh gà chọi sơ sài, không đúng cách: Bệnh mốc rất dễ lây, chiến kê dễ bị mắc bệnh khi tiếp xúc với một con gà bị mốc khác. Đặc biệt trong quá trình thi đấu, những vết xước là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Sau trận chiến, nếu gà không được vệ sinh sạch sẽ thì tỉ lệ mắc bệnh rất cao. Bên cạnh đó, việc dùng chung khăn khi om hay vần gà cũng khiến nấm mốc dễ lây lan từ con này qua con khác.

– Gà chọi thường bị nấm mốc nhiều hơn so với gà nuôi thịt. Bởi gà chọi được cắt tỉa lông khá nhiều. Dẫn tới lớp da không được bảo vệ bởi phần lông này. Lớp lông không chỉ bảo vệ gà khỏi nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh mà còn giúp gà duy trì, đảm bảo thân nhiệt. Khi bị tỉa lông đi thì sức đề kháng của da kém hơn.

– Bệnh lây trực tiếp từ gà bệnh sang gà khỏe. Lớp vẩy nấm ở gà bệnh là nguồn có khả năng gây nhiễm cho gà khỏe.

– Bệnh có thể lan nhanh khi da xước, xây sát.

Cách nhận biết bệnh nấm mốc ở gà chọi

Cách nhận biết bệnh nấm mốc ở gà chọi

– Mốc là một bệnh ngoài da của gà nên rất dễ nhận biết. Khi gà bị bệnh, chúng thường hay rỉa lông, cánh, ngực thường xuyên.

– Các vùng da trên đầu, cổ, mào tích hoặc toàn thân xuất hiện các vảy nhỏ màu trắng sau tạo thành những đám nấm màu trắng, sần sùi như có bột trắng phủ lên. Ban đầu, những dấu hiệu này chỉ xảy ra ở một số vùng nhất định. Nhưng nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ lây lan nhanh sang những vùng khác và ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Những mảng trắng này có thể bong tróc khỏi lớp da bên ngoài một cách dễ dàng. Đây chính là lớp da chết của gà bị nấm mốc sinh ra và bong tróc thường xuyên.

– Gà chiến khi bị nấm mốc thường hay khó chịu, ngứa ngáy toàn thân. Đồng thời, sức khỏe, tính thẩm mỹ và khả năng chiến đấu của chúng cũng bị suy giảm đáng kể.

Cách phòng bệnh

Cách phòng bệnh cho gà chọi

– Không nuôi nhốt gà ở những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng tự nhiên.

– Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, thoáng mát. Dọn nền và phun thuốc sát trùng bằng một trong các hóa chất: BIOXIDE, HAN-IODIN 10%… để tiêu diệt mầm bệnh bên ngoài môi trường, định kỳ 3 ngày một lần, đặc biệt vào những ngày mưa để tránh ẩm mốc.

– Sau khi gà thi đấu hoặc vần gà, cần om bóp vệ sinh kỹ lưỡng, sạch sẽ cho gà. Lấy một bát nước ấm hòa với một thìa muối, rửa sạch vết thương cho gà; rồi dùng khăn mềm, sạch lau khô; sau đó xịt thuốc DERMA SPRAY vào vùng vết thương bị trầy xước (ngày 1 đến hai lần tùy vào mực độ thương tích) và nhốt riêng cho đến khi gà khỏi hẳn.

– Không sử dụng chung khăn khi om bóp, vệ sinh cho gà vì có thể lây lan mầm bệnh.

Phương pháp điều trị

Khi có gà bị nấm rửa sạch đầu cổ gà và những nơi bị nấm mốc bằng nước ấm rồi lấy khăn lau khô. Áp dụng một trong các cách sau:

Sử dụng các phương thuốc dân gian

Sử dụng các phương thuốc dân gian

– Bài thuốc 1: Rượu + Nghệ + Măng cụt + Quế: Đem ngâm tất cả nguyên liệu trên trong một bình sạch khoảng 1 tháng. Sau đó dùng hỗn hợp này để lau toàn thân cho gà. Dùng khăn mềm thấm thuốc và lau vào đầu, cổ, nách, đùi, đặc biệt là những vùng bị nấm. Tránh để thuốc nhỏ vào mắt, mũi, miệng của gà vì có thể khiến chúng khó chịu. Sử dụng thuốc với tần suất 1 lần/ngày. Trong vòng 1 tuần bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Ngoài tác dụng trị mốc, bài thuốc này còn có khả năng diệt khuẩn, bảo vệ gà trước sự tấn công của vi khuẩn và các loại ký sinh trùng khác. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp om bóp cho gà bằng nghệ, chè, ngải cứu sẽ giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

– Bài thuốc 2: Rượu + Rễ cây Bạch hạc: Ngâm rễ cây Bạch hạc trong rượu 40 độ từ 20-30 ngày. Sau khi lau sạch những vùng bị mốc cho gà thì tiến hành thoa rượu thuốc vào. Mỗi ngày bôi cho gà từ 2-3 lần, sau 4-5 ngày các vết mốc sẽ dần dần biến mất.

Sử dụng các loại thuốc đặc trị

Sử dụng các loại thuốc đặc trị

– Lấy 1 cốc trà xanh ấm, đặc, pha với một thìa muối; rồi dùng bàn chải đánh răng đánh sạch vẩy nấm, mốc trắng trên vùng da hoặc mào gà bị nấm; sau đó lấy giấy ăn thấm khô vùng da bị nấm.

– Tiến hành dùng thuốc KETOMYCINE bôi lên vùng da bị mốc ngày 1-2 lần kết hợp uống 1-2g cho 50kg thể trọng. Dùng liên tục 5-7 ngày.

Lưu ý: Tránh bôi lên diện rộng, tránh dùng chung với xà phòng hay thuốc tẩy có tính acid.

– Cùng với đó, cần bổ sung các loại vitamin vào thức ăn, để tăng sức đề kháng cho gà. Sử dụng các thuốc Vitamin tổng hợp; khoáng; men tiêu hóa; acid amin thiết yếu giúp gà nhanh hồi phục sau: EFFERVITA-AMINO + CATOVET INJ  + NEOLIFE…

Nguồn: thuoctrangtrai.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chăm sóc mèo cảnh

Những bệnh thường gặp ở mèo Anh lông ngắn

Những bệnh thường gặp ở mèo Anh lông ngắn

Những bệnh thường gặp ở mèo Anh lông ngắn mà bạn nên biết. Cũng như mèo Anh lông dài mèo …
Xem Chi Tiết
Mèo anh lông xám

Vệ sinh cho mèo Anh lông ngắn và những điều nên biết

Vệ sinh cho mèo Anh lông ngắn và những điều nên biết. Mèo là loại động vật đáng yêu và …
Xem Chi Tiết
Phụ kiện cần thiết dành cho mèo Anh lông ngắn

Phụ kiện cần thiết dành cho mèo Anh lông ngắn

Phụ kiện mèo cần thiết cho mèo Anh lông ngắn mà bạn nên biết. Ngày nay xu hướng nuôi thú …
Xem Chi Tiết
Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho mèo con tốt nhất

Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho mèo con tốt nhất

Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho mèo con tốt nhất mà bạn nên biết. Một chú mèo cảnh đẹp …
Xem Chi Tiết
Cách phối giống chuẩn để cho ra đời mèo Anh lông ngắn xám xanh

Cách phối giống chuẩn để cho ra đời mèo Anh lông ngắn xám xanh

Cách phối giống chuẩn để cho ra đời mèo Anh lông ngắn xám xanh. Ngày nay với xu hướng mọi …
Xem Chi Tiết
Những sai lầm cần tránh khi nuôi mèo cảnh

Những sai lầm cần tránh khi nuôi mèo cảnh

Những sai lầm cần tránh khi nuôi mèo cảnh. Mèo là loại động vật dễ thương. Có khả năng thích …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc cá cảnh

Cá Anh Đào - loài cá cảnh mang vẻ đẹp khó cưỡng

Cá Anh Đào – loài cá cảnh mang vẻ đẹp khó cưỡng

Cá anh đào là một loại cá đang thử cho những người mới bắt đầu nuôi cá cảnh. Chúng có …
Xem Chi Tiết
Cá vàng đuôi quạt - một sản phẩm của đột biến tự nhiên

Cá vàng đuôi quạt – một sản phẩm của đột biến tự nhiên

Nhắc đến cá cảnh, người ta sẽ thường nghĩ ngay tới cá vàng. Cá vàng là một loại cá có …
Xem Chi Tiết
Chăm Cá axolotl dễ dàng hơn khi nắm những điều sau

Cá axolotl – loài cá có vẻ ngoài vô cùng dễ thương

Cá Axolotl có tên gọi khác là cá khủng long 6 sừng. Chúng mang trên mình một vẻ đẹp độc …
Xem Chi Tiết
Cá Bút Chì Thái - "công cụ" vệ sinh cho các bể cá cảnh

Cá Bút Chì Thái – “công cụ” vệ sinh cho các bể cá cảnh

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một loài cá vệ sinh môi trường sống. Đó chính là …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc gà kiểng

Gà Sumatra

Tìm hiểu tất tần tật về gà Indonesia Sumatra – Giống gà chọi đuôi dài

Giống gà Sumatra là giống gà chọi sinh sống lâu tại xứ vạn đảo Indonesia. Giống gà này nổi tiếng …
Xem Chi Tiết
Những loại thực phẩm giúp bổ sung cơ bắp và sức chiến cho gà chọi

Những loại thực phẩm giúp bổ sung cơ bắp và sức chiến cho gà chọi

Để có một chú gà chọi khỏe mạnh, săn chắc, lực lưỡng và sở hữu khả năng chiến đấu tốt …
Xem Chi Tiết
Săn lùng gà nước tại miền Tây sông nước

Săn lùng gà nước tại miền Tây sông nước

Giống gà nước hay còn được biết đến với cái tên cúm cúm được người dân thuần hóa và nuôi …
Xem Chi Tiết
Kỹ thuật chăm sóc để chú gà của bạn có bộ lông mềm mượt

Kỹ thuật chăm sóc để chú gà của bạn có bộ lông mềm mượt

Phong chào chơi gà kiểng đang phát triển toàn diện ở Việt Nam và trên thế giới. Khi người dân …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc thú nuôi khác

Cách nuôi chuột Hamster

Bỏ túi cẩm nang nuôi chuột Hamster đúng cách

Chúng ta thường lầm tưởng rằng những loài động vật càng nhỏ thì càng dễ chăm sóc. Nhưng sự thật …
Xem Chi Tiết
cách cho Sóc Bay Úc ăn

Cách chăm sóc một em Sóc Bay Úc nhỏ xinh

Sóc Bay Úc có tên Tiếng Anh là Sugar Glider. Nó là một loài động có túi (giống như Kangaroo) …
Xem Chi Tiết
Bí quyết chăm sóc rùa cảnh từ A đến Z

Bí quyết chăm sóc rùa cảnh từ A đến Z

Rùa thông thường có kích thước khá to. Chúng phải sống cùng tự nhiên mới có thể tồn tại lâu …
Xem Chi Tiết
nuôi chuột nhà lang

Trở thành bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho Chuột nhà lang

Danh sách thú cưng ở nước ta ngày càng phong phú và đa dạng. Những năm gần đây còn xuất …
Xem Chi Tiết

Mô hình nuôi

Mô hình nuôi mèo cảnh - từ sở thích đến "đại gia tiền tỷ"

Mô hình nuôi mèo cảnh – từ sở thích đến “đại gia tiền tỷ”

Nuôi mèo cảnh đã trở thành xu thế, không chỉ dành riêng cho giới nhà giàu. Ngày nay, ai cũng …
Xem Chi Tiết
cho-canh-ngay-cang-duoc-ua-chuong

Sở hữu 2 cửa hàng kinh doanh chó, mỗi tháng ngồi đếm cả trăm triệu

Kinh doanh chó mèo đang trở thành nghề “hái ra tiền” với lợi nhuận khủng lên đến hàng trăm triệu …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cá cảnh - từ ý tưởng đến hiện thực là cả 1 hành trình dài

Mô hình nuôi cá cảnh – từ ý tưởng đến hiện thực là cả 1 hành trình dài

Nuôi cá cảnh xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, khoảng hơn chục năm trở về trước. Quy mô …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi gà cảnh thành công từ chữ tín, cái tâm

Mô hình nuôi gà cảnh thành công từ chữ tín, cái tâm

Mô hình nuôi gà cảnh không quá phổ biến ở nước ta trong 4 – 5 năm trước đây. Thời …
Xem Chi Tiết