Nếu bạn nghĩ chỉ có chó mới có thể mắc bệnh dại thì bạn đã lầm vô cùng to luôn đấy. Loài mèo là loài hoạt động độc lập, khó gần gũi với chủ hơn chó, nhưng mèo cũng có thể có nguy cơ bị mắc bệnh dại và mức độ nguy hiểm của nó cũng chẳng hề thua kém gì so với bệnh dại ở chó cả. Đó là lý do các sen phải chuẩn bị kĩ càng, phòng bệnh dại cho mèo cưng của mình theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bởi bệnh dại là một bệnh do một loại virus; nó có thể lây nhiễm cho tất cả các loài động vật máu nóng, bao gồm cả mèo và cả người; mặc dù một số loài có khả năng kháng bệnh một cách tự nhiên; nhưng tỉ lệ mắc bệnh dại ở người do chó, mèo lây sang thực sự vô cùng cao. Và khi có dấu hiệu bệnh dại xảy ra, đó là một căn bệnh gây tử vong gần như bất biến. Cùng JTR tìm hiểu về căn bệnh này để phòng tránh cho thú cưng của bạn nhé.
Mức độ nguy hiểm của bệnh dại
Bệnh dại thật sự rất nguy hiểm đối với thú cưng. Nếu không phát hiện được dấu hiệu mèo mắc bệnh dại, các bé sẽ có nguy cơ tử vong. Vì thế mà hiểu được nguyên nhân, dấu hiệu mèo bị dại là rất quan trọng. Mèo bị bệnh dại nguyên nhân chủ yếu là do virus dại từ động vật dại khác lây truyền.
Khi bạn cho mèo của mình tiếp xúc với các loài động vật hoang khác, nguy cơ mắc dại với mèo là rất cao. Mèo bị dại lúc đầu sẽ không có biểu hiện gì nhiều. Nhưng chỉ sau vài tuần ủ bệnh, chúng sẽ phát bệnh dại và có những triệu chứng, hành vi rất nguy hiểm.
Để mèo không mắc dại thì cách tốt nhất là phòng chống, ngăn ngừa. Sở dĩ bởi hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh dại nên phòng ngừa là cách tốt nhất. Vậy có những cách nào để phòng chống bệnh dại ở mèo? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây!
Phương pháp phòng bệnh dại cho mèo cưng của bạn
Những cách phòng ngừa mèo mắc bệnh dại thực ra rất đơn giản. Chỉ cần bạn chú ý quan tâm chăm sóc mèo là được
Thực hiện tiêm phòng định kỳ theo hướng dẫn để phòng bệnh dại cho mèo
Đây rõ ràng sẽ là cách hiệu quả và hữu ích nhất để mèo không mắc dại. Các loại vắc xin có ở phòng khám thú y đã được đảm bảo chất lượng sẽ giúp chú mèo tránh được virus dại tốt nhất. Nên đưa mèo đi tiêm phòng ngay khi các bé được 4 tuần tuổi. Nếu mèo mẹ được tiêm phòng rồi thì đưa mèo con đi tiêm khi được 3 tháng tuổi.
Sau khi tiêm ngừa dại cho mèo thì bạn cần tuân thủ theo đúng lịch tiêm nhắc lại. Không nên tiêm thiếu mũi sẽ khiến mèo phát bệnh và dễ mắc bệnh hơn.
Tránh cho mèo nhà bạn tiếp xúc với những động vật nghi bị dại
Mèo bị bệnh dại nguyên nhân chính là do bị cào, cấu, vết xước, nước bọt chứa virus dại của động vật khác gây ra. Chính vì thế mà khi thấy thú nuôi hoặc động vật khác nghi bị dại thì không được cho mèo tiếp xúc, lại gần. Giữ mèo trong nhà là cách tốt bởi mèo sẽ không phải tiếp xúc với những con vật gần đó có thể đang mang bệnh dại.
Nếu muốn cho mèo ra ngoài đi dạo hoặc vệ sinh thì luôn cần có người theo dõi, giám sát. Không cho mèo đến gần các động vật lạ nào.
Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ để phòng bệnh dại cho mèo
Việc ngăn ngừa virus lây lan trong môi trường cũng rất quan trọng. Thường xuyên vệ sinh khay vệ sinh cho mèo, thay cát, chỗ ở sạch sẽ, thoáng mát sẽ ngăn ngừa vi khuẩn, vi trùng, mầm mống bệnh tật. Tuy đây không phải là phương pháp ngừa bệnh dại trực tiếp. Nhưng chắc chắn, trong môi trường thông thoáng, mát mẻ, các vi khuẩn sẽ ít hơn và mèo cũng khoẻ mạnh hơn.
Ngoài ra, bạn có thể tắm cho mèo, vệ sinh cho mèo định kỳ. Mèo vốn không thích tắm nhưng để giữ cơ thể sạch sẽ thì bạn cần vệ sinh cho mèo 1-2 tháng/lần. Nên sử dụng cả các loại thuốc trị ve, rận để phòng chống ký sinh trùng gây ra vết thương.
Nếu mèo bị bệnh dại phải làm gì?
Có thể thấy, tiêm phòng cho mèo sẽ là phương pháp tốt nhất để phòng bệnh dại cho mèo. Nhưng nếu mèo mắc bệnh dại thì phải làm sao? Khi mèo lên cơn dại, chúng sẽ trở thành loài động vật rất nguy hiểm. Nắm được những cách dưới đây sẽ giúp bạn hành động nhanh hơn trong tình huống đó.
- Khi thấy những biểu hiện mèo bị bệnh dại, bạn cần đưa ngay chúng đến bác sỹ thú y để kiểm tra. Không nên tự ý mua thuốc hay mua vắcxin tự điều trị cho mèo. Điều này chỉ khiến bệnh nặng hơn mà thôi.
- Ngoài ra, bạn cũng cần cách ly mèo bị dại với người, các loài động vật, thú nuôi khác. Đảm bảo mèo bị dại không được tiếp xúc với người hay vật nuôi khác. Nếu để mèo cắn người thì hậu quả sẽ rất khó lường.
- Khi mèo lên cơn dại; tuyệt đối không được lại gần mèo và cũng không cho vật nuôi khác đến gần. Lúc này cần gọi ngay cho phòng khám thú y để được hỗ trợ.
Tổng kết
Như vậy; JTR vừa chia sẻ đến bạn một vài cách đơn giản nhất để phòng chống mèo mắc bệnh dại. Bệnh dại là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và tiến triển với tốc độ rất nhanh; gây ra nhiều cái chết thương tâm cho thú nuôi và gây nguy hiểm cho chủ nuôi lẫn các thành viên trong gia đình. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên;, bạn sẽ nắm được những kiến thức bổ ích để tránh mèo mắc bệnh dại. Nếu còn thắc mắc gì, hãy để lại bình luận và JTR sẽ giải đáp bạn sớm nhất! Đừng quên chia sẻ bài viết để các “sen” khác biết những biện pháp phòng chống mèo bị bệnh dại nhé!
Nguồn: famipet.vn