Chim Cu gáy không chỉ là loài chim cảnh đơn thuần mà còn được biết đến là vật nuôi không thể thiếu trong nhiều gia đình. Cách nuôi chim cu gáy không phải là một công việc dễ dàng từ khâu chọn lọc đến chăm sóc và huấn luyện, vì vậy hãy kiên nhẫn để tạo ra những chú chim khỏe. Loài chim này nên được nuôi từ nhỏ để dễ chăm sóc và huấn luyện. Trong quá trình chăm sóc không thể bỏ qua giai đoạn thay lông của chim gáy cu. Bởi vào thời điểm này sức khỏe chim thường yếu đi.
Việc chăm sóc chim gáy cu vào mùa thay lông không hề dễ dàng gì. Vì vậy hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cách chăm sóc loài chim này khi thay lông như thế nào? Chăm sóc chim Cu gáy không khó như mọi người tưởng. Chúng ta chỉ cần dọn dẹp lồng để giữ cho nó sạch sẽ, chế độ dinh dưỡng đầy đủ Đây là một trong những bí quyết mà những người nhiều kinh nghiệm chia sẻ lại. Hi vọng bài viết này sẽ giúp cho những người mới tìm hiểu chăm sóc cho thú cưng của mình tốt hơn
Một số loại thức ăn phù hợp với chim Cu gáy vào mùa thay lông
- Thức ăn đầu tiên không thể thiếu được là lúa, đây là loại thức ăn chính và chủ yếu của chim Cu gáy.
- Thứ hai là mè đen, mè đen nhiều tinh dầu kích thích lông non ra nhanh, tốt. Giai đoạn thay lông mè đen rất quan trọng giúp chim cu gáy thay lông nhanh hơn.
- Thứ ba là đậu phộng, phải giã nhỏ ra để chim dễ ăn hơn. Đậu phộng trộn chung với mè đen.
- Thứ tư là đậu xanh có tính mát rất tốt vào mùa hè ,khi thay lông làm cho gốc lông mềm lông dễ rụng hơn.
- Thứ năm là khoáng chất giúp chim cu gáy bổ sung những chất còn thiếu trong môi trường nuôi nhốt. Khoáng chất đổ ra 1 cóng riêng.
Thời gian cu gáy thay lông không nên cho ăn kê, mần ri vì có tính nóng, không tốt cho hệ tiêu hóa. Tốt nhất nên cho chim ăn những thứ chim thích nhưng vừa đủ, không quá nhiều.
Trang bị lồng chim khoa học
Loài chim nào mỗi năm cũng đều trải qua một mùa thay lông. Đây là thời kì rất nhạy cảm với chim, chim thường yếu và mất lửa. Vì vậy những người nuôi chim cảnh cần phải có một chế độ chăm sóc đặc biệt cho những chú chim cảnh của mình giai đoạn này.
Nếu nuôi nhốt trong lồng chật hẹp một số con chim sẽ trở nên lờ đờ, chậm chạp; nhất là đối với chim già mùa, chưa hình thành được thói quen “thuộc người”. Vì vậy tốt nhất nên cho chim vào lồng có kích thước tối thiểu 60×60 cm đặt lồng chim ở nơi có nhiều nắng buổi sáng, tránh việc di dời mà nên để cố định lồng.
Thời gian thay lông chim bị suy nên rất dễ nhiễm bệnh; cần phải dọn dẹp lồng thường xuyên, rửa sạch cóng nước cóng thức ăn.
Vệ sinh tắm rửa sạch sẽ cho chim Cu gáy
Vào mỗi sáng trong khoảng thời gian từ 8-9h thì tắm nắng cho chim; 2 ngày/ lần, tắm hạ thổ là tốt nhất, mỗi lần khoảng 2 tiếng. Hạ thổ là để cả lồng chim( có thể tháo máng đựng phân ) và để xuống mặt đất. Chuẩn bị đất sét hoặc sinh non nhào với rơm khô; nén chặt làm nền trên mặt rãi một ít cát( mục đích cho chim tiếp thổ, và dễ dàng vệ sinh); nên hạ vào chỗ có mùn giun, thỉnh thoảng cho ăn giun đất. Sau đó treo vào chỗ mát tầm 15 phút.
Chim gáy thường rất ít khi cho tắm như chim họa mi được; nên tháng vài lần cho tắm theo kiểu phun mưa nhẹ vào chim hoặc tắm tự nhiên khi trời mưa là hay nhất (thời gian từ 10-15 phút).
Khi chim đã thay lông xong, cho ăn kê, khoáng, lúa bình thường lại, dặm đậu phộng;1 tuần cho ăn mè nhưng chỉ trong 1 ngày rồi thôi, bỏ mè ra 1 cóng riêng, ko bỏ chung như lúc xả lửa, thay lông. Tắm nắng hạ thổ. Chăm sóc tốt chim thay lông xong và có một bộ lông mới hoàn toàn thì sẽ chơi rất căng. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: chimcanh.net