Trước khi mang một con chó vào gia đình của bạn, điều quan trọng là phải biết cách chăm sóc nó. Bạn cần cung cấp cho các nhu cầu của nó, cả vật chất và cảm xúc. Điều này có nghĩa là cung cấp thực phẩm bổ dưỡng, nước uống sạch, nơi ở và cơ hội được sống trong một ngôi nhà an toàn. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ bật mí cho bạn cách nuôi chó cảnh từ bé tới lớn sao cho tốt nhất
Nó cũng có nghĩa là đảm bảo rằng con chó hạnh phúc bằng cách cung cấp nhiều thời gian vui chơi, vận động nhiều và kích thích tâm trí của nó. Chăm sóc chó là một trách nhiệm lớn lao và việc sở hữu chó không phải là việc dễ dàng, tuy nhiên, công việc này sẽ giúp bạn xây dựng thành công mối quan hệ yêu thương và tin tưởng với một thành viên mới quan trọng trong gia đình.
Đảm bảo rằng chú chó của bạn được tiếp cận với một nơi thoải mái để ngủ và không bị bỏ rơi trong nhiệt độ khắc nghiệt. Cho chó ăn thức ăn dành cho chó chất lượng cao. Xây dựng tình yêu thương và sự tôn trọng lẫn nhau với chú chó của bạn. Chó sẽ yêu bạn mãi mãi nếu bạn đối xử đúng với chúng.
Chó cảnh vốn dĩ khó nuôi hơn chó thường, vậy phải nuôi chó cảnh như thế nào? Khi chăm sóc cho chó đẻ cần lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu cách giải quyết các vấn đề trên trong bài viết này nhé!
Cách chọn chó con
Trước hết bạn cần tìm hiểu và lựa chọn chó con phù hợp để dễ nuôi. Ví dụ bạn là người mới nuôi chó thì nên chọn giống chó dễ nuôi, dễ chăm. Còn nếu bạn đã có kinh nghiệm thì bạn có thể chọn nuôi một chú chó “khó tính” hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn sơ qua cách chọn cún con hợp lý nhất.
Bạn cần tìm hiểu xem chú chó bạn định mua có bố mẹ như thế nào, nếu giao phối đồng huyết hoặc cận huyết thì không nên mua. Đặc biệt bạn cần phải đánh giá đúng đặc tính của nó và chọn đúng giống chó mà bạn cần tìm, tuyệt đối không nên mua chó theo phong trào.
Chỉ nên mua chó từ 8 tuần tuổi trở lên, đã được tiêm phòng 2 mũi và đã được tẩy giun, sán đầy đủ. Khi đến xem chó cần nhìn các biểu hiện của chó con ví dụ như chó có nhanh nhẹn, nghịch ngợm không; mắt có đỏ hay có gỉ mắt không; miệng chó có nhiều nước bọt chảy ra hay không, có bị ho khạc không,….
Nếu như chú chó đó nhanh nhẹn, không sợ người và không có các dấu hiệu bị bệnh thì hãy chọn. Để chọn được chó tốt bạn nên dành thời gian xem xét kỹ lưỡng, không nên nóng vội mà chọn nhầm một chú chó không như mong muốn.
Chuẩn bị tốt chỗ ở cho chó
Khi bạn đã chọn được chú cún ưng ý rồi thì còn cần phải chuẩn bị chỗ ở cho chúng. Cún con cũng giống như một đứa trẻ sơ sinh, chúng thích khám phá mọi thứ xung quanh chúng, chính vì thế bạn nên chuẩn bị mọi thứ trước khi đón “các bé” về nhà.
Trước tiên, bạn cần chuẩn bị cho chúng một chỗ ở thật thoáng mát, có đủ ánh sáng. Tốt nhất là một chỗ gần cửa để chúng có thể tắm nắng vào buổi sáng. Bạn không nên cho cún con ở phòng điều hòa vì như thế cún rất dễ bị nhiễm lạnh.
Sau đó, bạn cần phải thu dọn hết những vật nhọn và nguy hiểm để cún không nuốt phải. Đồng thời bạn nên để đồ vật quan trọng tránh xa tầm với của chúng để tránh bị hỏng hoặc cắn nát. Bạn cũng nên đóng các cửa sổ thấp để chúng không trèo được ra ngoài. Tuyệt đối không cho chúng ngồi lên các vị trí cao và nguy hiểm như ban công hay cầu thang.
Thường thì thời gian đầu chó sẽ chưa quen với việc đi vệ sinh đúng chỗ hoặc còn rất bày bừa. Vì thế bạn nên để cún ở chỗ nào tiện cho việc dọn dẹp ví dụ như nhà bếp. Bạn cũng cần phải huấn luyện cho chúng cách đi vệ sinh đúng chỗ.
Dinh dưỡng đúng khi nuôi chó cảnh
Thời gian đầu bạn nên cho cún ăn theo chế độ mà chủ cũ đã cho ăn. Sau khi cún đã quen dần thì bạn có thể từ từ thay đổi chế độ ăn cho phù hợp. Đối với cún còn nhỏ thì thức ăn nên được xay nhuyễn hoặc thái nhỏ để chúng dễ ăn. Đồng thời nên bổ sung vitamin và cho chúng uống sữa.
Khi chó đã lớn hơn có thể cho ăn các đồ cứng hơn một chút, bổ sung thêm các chất cần thiết. Thời kỳ này chỉ nên cho chó ăn ngày 3 bữa, không để thức ăn sẵn cho chúng cả ngày.
Chú ý các thức ăn ôi thiu, nhiều dầu mỡ thì không được cho chó ăn. Nếu chó có các triệu chứng bỏ bữa, ho khạc hay là mệt mỏi… thì nên đưa đi khám.
Những điều lưu ý quan trọng
Chó con mới mua về thì không được tắm bằng nước ngay, nếu thấy hôi và bẩn có thể dùng phấn tắm. Nhiệt độ thấp hơn 20 độ hoặc nếu cún đang ốm cũng không được cho cún tắm.
Bạn nên cho chó tham gia các lớp huấn luyện nếu chó của bạn quá nghịch mà bạn không thể kiểm soát được.
Nhớ phải cho chúng tiêm phòng đầy đủ nhé. Việc này vừa bảo vệ cho cún yêu, đồng thời cũng là để bảo vệ cho bạn và gia đình.
Ngoài ra việc chơi đùa cùng chó sẽ giúp mối quan hệ của bạn và chúng tốt hơn. Việc cho chó đi dạo cũng là một cách giúp chúng tập luyện và được vui vẻ hơn.
Chăm sóc chó đẻ đòi hỏi người nuôi phải là người có kinh nghiệm. Khi phát hiện chó mang thai bạn nên đưa đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng của chó. Sau đó hỏi tư vấn từ bác sĩ để có cách chăm sóc chó phù hợp nhất.
Cách chăm sóc chó đẻ
Trong thời kỳ mang thai chó mẹ thường dữ hơn, vì thế bạn nên chú ý không cho người lạ tiếp xúc với chó.
Bạn cần chuẩn bị sẵn chỗ đẻ cho chó 1 tuần trước sinh. Chỗ để cho chó đẻ phải được sạch sẽ, yên tĩnh, có giẻ sạch để cho chó con nằm.
Trước khi chó mẹ đẻ không được cho ăn các thức ăn khó tiêu. Nếu như từ 6-8 tiếng mà chó vẫn chưa đẻ được thì nên gọi bác sĩ thú y vì có thể chó bị khó đẻ hoặc thai quá to.
Khi chó đẻ xong bạn không nên mang con của chúng đi mà nên để cho chó con bú sữa mẹ. Nếu chó con không được uống sữa mẹ sẽ khiến chúng yếu hơn và dễ chết. Đồng thời nếu mang chó con đi sẽ dễ làm cho chó mẹ bị kích động vì vậy nên để chúng nằm cạnh mẹ.
Sau khi đẻ xong bạn nên cho chó uống nước muối loãng và ăn nhẹ. Bạn cần phải thay ổ lót cho chúng được sạch sẽ hơn. Tuy nhiên không nên lót dày quá vì có thể sẽ làm cho chó mẹ đè vào con.
Trên đây là một số mẹo hữu ích giúp bạn nuôi chó cảnh. Chúc bạn có được những chú chó khỏe mạnh và đáng yêu. Đừng quên theo dõi các bài tư vấn hữu ích của jtr.vn nhé!
Nguồn: Sieupet.com