Sóc bông Thái còn có tên gọi khác là Sóc Rừng. Loài sóc này xuất hiện khá nhiều ở bán đảo Đông Dương, Thái Lan hay Trung Quốc. Ở Việt Nam, chúng rất được yêu thích. Mọi người cũng không tiếc tiền bỏ ra săn loài sóc này để làm cảnh. Khi chăm sóc Sóc Rừng việc cho ăn và phòng bệnh là 2 yếu tố quan trọng.
Môi trường trên cây là nơi Sóc Bông thái ưa thích. Do đó chúng thích nghi bằng cách có một bộ móng dài và khỏe. Móng của sóc giúp chúng đứng vững trên cây. Hơn nữa là cầm nắm thức ăn thuận lợi. Tuy nhiên khi nuôi Sóc Rừng làm cảnh, bộ móng này lại gây khó khăn không nhỏ cho người mới nuôi. Nó có thể làm bạn đau bất cứ lúc nảo. Móng chân của sóc có thể làm rách đồ đạc trong nhà. Vì thế, cắt móng chân thường xuyên cho sóc là nhiệm vụ cần thiết khi nuôi loài thú cưng này.
Môi trường nuôi Sóc Rừng
Nơi nuôi dưỡng Sóc phải thật khô ráo. Mùa đông phải ấm, mùa hạ phải mát. Khi chăm Sóc trong quá trình sinh sản nên duy trì trong nhiệt độ khoảng 10°C đến 30°C.
Do Sóc Bông không thể chịu được nhiệt độ quá cao, khi nhiệt độ cao hơn 35°C, có thể bị cảm nắng mà tử vong. Cho nên thời tiết mùa hè nhiệt độ cao nên chú ý thông thoáng, che đậy lồng nuôi.
Cách nuôi sóc rừng tốt nhất là duy trì nhiệt độ thích hợp, mùa thu đề phòng gió lạnh xâm nhập và tấn công, để tránh viêm xương khớp. Ngoài ra cách nuôi sóc Bông Thái không đòi hỏi ánh sáng quá mạnh, nếu như tiếp nhận tia sáng quá mạnh, thường sẽ xuất hiện hiện tượng bị xù lông và mất vẻ rực rỡ
Dọn dẹp loại bỏ phân và nước tiêu thường xuyên duy trì sự vệ sinh sạch sẽ của lồng nuôi, để có bộ lông sạch sẽ và có lợi cho sức khỏe của sóc Bông. Sáng sớm mỗi ngày cho ăn trước khi tiến hành dọn dẹp.
Dụng cụ nuôi dưỡng phải khử trùng định kỳ, mỗi tuần ít nhất phải cho sóc Bông tắm cát 1 lần, thùng tắm cát có thể đựng được 4 lít cát là hợp lý, cho thêm cát mịn vào trong thùng, mỗi lần tắm cắt khoảng 20 – 30 phút có thể tăng cường sức khỏe.
Kỹ thuật nuôi sóc bông Thái
Để có thể nắm bắt được kỹ thuật chăm sóc thú cưng cũng như cách nuôi loại sóc này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số tập tính cơ bản về đặc tính sinh sống. Chẳng hạn như lồng nuôi, thức ăn và tập tính sinh sản của chúng.
Lồng nuôi sóc bông Thái
Trong tự nhiên, loài sóc này sống trên cây và trú ẩn trong các bọng cây hoặc làm tổ để trú ẩn và sinh sản nên cần tạo cho chúng một môi trường sống tương tự với đầy đủ các yếu tố cần thiết như cành, chạc, tổ… Đối với sóc bông Thái, lồng nuôi cần được thiết kế đủ cao để chúng leo trèo, đáy lồng không cần quá rộng, miễn là đủ sạch sẽ thoáng khí là được.
Sóc bông Thái cũng có đặc tính dự trữ thức ăn, do đó bạn nên bố trí các túi hoặc các ống trong lồng để sóc bông Thái cất thức ăn của chúng. Ngoài việc cất thức ăn vào tổ, sóc bông còn có tập tính đào đất để chôn thức ăn. Chúng có một khả năng ghi nhớ vị trí vô cùng kinh ngạc. Vì vậy, bạn cũng nên cung cấp thêm các loại vật liệu như mùn cưa hoặc giấy báo vào đáy lồng để chúng hoạt động.
Thông thường, chúng làm tổ trong bọng cây, bằng các nguyên liệu chính như cành cây nhỏ và lá khô. Tổ có hình cầu đường kính vào khoảng 30-60cm và được lót các lợp cách nhiệt bằng rêu, cỏ hoặc lông vũ. Trong môi trường nuôi nhốt, bạn có thể cung cấp cho chúng các nguyên liệu tương tự và các bọng tổ có thể được mua ở các cửa hàng phụ kiện thú cưng. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý lựa chọn những cửa hàng uy tín, chất lượng đảm bảo. Vì sóc rất nhạy cảm và dễ bị mắc bệnh nếu tiếp xúc với các chất độc hại, dù chỉ là chất tẩy trong giấy vệ sinh nhé!
Đặc tính sinh sản của Sóc Bông Thái
Thông thường, sóc bông sinh sản vào khoảng 2 lần trong một năm, tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc và lượng thức ăn chúng được cung cấp. Vào đầu mùa xuân và cuối mùa hè, chúng bắt đầu mùa sinh sản. Thời gian mang thai vào khoảng 44 ngày. Thông thường mỗi lứa từ 1 đến 4 sóc con. Cá biệt có trường hợp lên đến 8 con.
Sóc bông Thái con có thể được cai sữa sau 10 tuần. Thời điểm này bạn vẫn có thể dặm sữa và các thức ăn mềm cho chúng. Tuy nhiên cần lưu ý sóc bông Thái con khá nhạy cảm và dễ bị tiêu chảy. Bạn cần lựa chọn cho chúng loại sữa chất lượng dành cho em bé để chúng có thể phát triển khỏe mạnh. Cho đến khi có thể ăn được các thức ăn cứng như sóc trưởng thành.
Thời điểm con non còn nhỏ, do lông mọc chưa đầy đủ nên chúng chưa thể tự điều tiết nhiệt độ cơ thể được. Lúc này bạn cần bố trí chúng ở nơi ấm áp, thoáng khí và tránh ánh nắng mặt trời. Nếu thời tiết lạnh, bạn có thể dùng đèn sưởi cho chúng. Tuy nhiên cố gắng đặt lệch một chút so với lồng để chúng có thể di chuyển nếu cảm thấy quá nóng.
Thức ăn của sóc bông Thái
Khi bạn bắt đầu nuôi sóc từ lúc chúng mới mở mắt, bạn phải thật sự cẩn trọng với các loại bột sữa dùng cho chúng. Vì nếu không lựa chọn đúng đắn, chúng có thể bị thiếu một số chất như canxi và phôt pho chẳng hạn. Điều này sẽ khiến hệ xương và răng của chúng kém phát triển. Càng dễ mắc các bệnh như xương mềm, tê liệt…
Sau khi được cai sữa, chúng có thể ăn được một số loại thức ăn như bông cải xanh, bí, cà rốt, hạt bí, khoai lang, nấm… hầu hết các loại trái cây, quả hồ đào, quả óc chó, hạt hướng dương… Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chỉ cho chúng ăn các loại hạt tự nhiên, chưa qua tẩm ướp nếu bạn không muốn chúng bị đau bụng hoặc ngộ độc nhé.
Bạn có thể bổ sung cho chúng cành của các loại cây như cây sồi, táo, hồ đào… Để chúng mài răng và bổ sung một số chất dinh dưỡng cần thiết trong vỏ cây cho chúng.
Khi sóc cai sữa, chúng cũng bắt đầu học các thói quen như đào bới gặm nhấm theo bản năng trong tự nhiên. Bạn có thể cung cấp cho chúng các loại cát sạch, các loại mùn cưa… Để chúng tập các thói quen và hỗ trợ chúng bổ sung các khoáng chất cần thiết. Vẫn phải lưu ý cát dùng cho sóc là cát mịn, sạch chứ không phải là cát xây dựng bạn nhé. Loại này một số cửa hàng bán vật dụng dành cho thú cưng vẫn cung cấp đầy đủ.
Những lưu ý trong cách huấn luyện Sóc rừng
Sóc rừng bản chất là động vật hoang dã, do đó chúng vẫn có thể trở nên hung dữ. Sóc có thể cắn người nếu bị kích động hoặc bất ngờ. Hơn nữa sóc rất năng động, không nên nhốt trong chuồng trong thời gian dài. Chúng cần được thả ra ngoài chơi và vận động vừa phải.
Không để chuồng sóc ở nơi nắng gắt để tránh cảm nắng, mất nước và sốc nhiệt. Không đưa sóc đến những nơi ồn ào, có nhiều người hoặc động vật. Sóc rừng rất nhát gan, nếu bị stress chúng sẽ bỏ ăn hoặc bị rối loạn tiêu hóa.
Không nuôi sóc ở nơi nhiều bụi, gần đường giao thông để tránh các bệnh về đường hô hấp, dị ứng, bệnh về da. Tránh đặt lồng sóc ở gần TV, tủ lạnh, đồ điện, những nơi ẩm ướt, tối tăm. Socola và thực phẩm có chứa cafein là nguyên nhân gây hưng phấn quá mức ở sóc. Nghiêm trọng có thể dẫn tới tăng huyết áp, suy tim và tử vong. Cho sóc rừng ăn thịt gia súc như bò, gà, lợn… có thể gây viêm ruột, viêm dạ dày.
Như vậy, chỉ với một chút thông tin cơ bản về Sóc rừng. Hy vọng bạn có thể đúc kết được thêm kinh nghiệm trong cách nuôi sóc rừng và thuần hóa chúng. Chúc bạn thành công!
Nguồn: Nobipet.vn