Chim sơn ca được mệnh danh là một trong những loài chim hót hay, có thân hình nhỏ nhắn, chủ yếu sống trên mặt đất. Ngày nay, chim sơn ca đã trở thành một loài chim cảnh phổ biến và được nuôi phổ biến trong nhiều gia đình trên thế giới.
Chim sơn ca là một loài chim nhỏ, có kích thước và hình dạng tương tự như chim sẻ. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa họ là giọng hát. Chim sơn ca có giọng hót to và trong trẻo khiến nhiều người mê mẩn. Để biết thêm nhiều thông tin thú vị về loài chim này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về chim sơn ca
Chim sơn ca có tên khoa học tiếng anh Alauda Arvensis, thuộc họ chim Alaudidae – được miêu tả bởi nhà động vật học Vigors vào năm 1825.
Hiện có khoảng 98 loài được phân bổ ở khắp nơi trên toàn thế giới.
- Tên thường gọi: Chim sơn ca.
- Tên khoa học: Alauda Arvensis.
- Ngành: Động vật có dây sống.
- Lớp: Chim.
- Bộ: Sẻ.
- Cân nặng: <50g.
- Kích thước: khoảng 16cm.
Đặc điểm
Các loài sơn ca làm tổ trên mặt đất, đẻ 2–6 trứng vỏ đốm. Như nhiều loài chim sống trên mặt đất khác, phần lớn các loài sơn ca có các vuốt chân sau dài, được người ta coi là giúp chúng ổn định hơn khi đứng.
Sơn ca nhỏ như chim sẻ, chỉ đi chứ không nhảy. Sắc lông thay đổi theo vùng. Vùng cát, lông chim màu vàng rơm hay nâu nhạt; vùng đất đen, lông sậm hơn, từ màu hạt dẻ ngả đen.
Chim sơn ca ở nước ta là loài Alauda gugula. Đặc điểm là móng chân sau khá dài.
Mùa xuân, chim ghép đôi sinh sản. Mỗi lần đẻ 3 đến 5 trứng, có sọc nâu. Ổ trứng bằng cỏ, rơm, đơn sơ nhưng kín đáo. Ấp độ 15 ngày là nở. Chim trống và chim mái đều mớm mồi cho con.
Thức ăn của chim sơn ca
Thức ăn chính của chim là các loại côn trùng như: cào cào, châu chấu, kiến non, lúa, bông cỏ…
Khi nuôi nhốt trong lồng ta nên làm thức ăn cho chúng bằng các loại như cám cò, cám gà, cám trứng…
Việc cho ăn sâu tươi, dế quá nhiều và cám quá chất có thể sẽ không có lợi cho chim, thậm trí có thể gây tác hại, chim dễ chết. Cám nên có thành phần chất xơ nhiều, giúp chim tiêu hóa tốt. Cám cò, cám gà chim ăn tốt, tuy nhiên cám không có chất khử mùi phân nên phân chim sẽ có mùi giống phân gà.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim
Nuôi chim thầy chung với chim non
Người ta thích nuôi sơn ca vì tiếng hót rất hay. Sơn ca không đẹp nên giá trị chim được chọn lựa theo cách hót và tiếng hót.
Để kỹ thuật nuôi chim sơn ca thành công thì việc chăm sóc cực kỳ quan trọng. Nếu nuôi một vài chim non thì chúng không thể tự hót dù bạn có nuôi 1 đến 2 mùa. Do đó khi nuôi ta phải có một hai chim thầy tức là chim đã hót có nhiều mùa. Nhờ đó mà trong thời gian nuôi, lũ chim non luôn nghe ngóng chim thầy hót và dần dần chúng sẽ hót theo.
Tắm nắng thường xuyên
Chim sơn ca rất sợ bóng tối. Do đó mỗi buổi sáng ta nên cho chúng tắm nắng từ 2 đến 3 giờ rồi mang vào treo chỗ mát có nhiều ánh sáng. Đặc biệt ban đêm hoặc trong mùa thay lông cũng không nên chùm áo lồng. Trong 1 tuần ta nên bắt chúng ra rửa sạch chân bằng nước có pha thêm chút muối, dọn móng chân cho chúng nếu quá dài và thay cát mới để nơi ở của chúng luôn đảm bảo sạch sẽ.
Cách vệ sinh cho chim
Loài chim này không tắm bằng nước mà tắm bằng cát cho nên chúng ta cần thay cát mỗi tuần một lần cho chúng. Tối thiểu nhất là 2 tuần 1 lần, cát sử dụng cho chim tắm là loại cát mịn và cần thây thường xuyên để chim không bị rận. Khi thây cát dùng 2 lông chim để sát cửa rồi lùa chim qua 1 bên thây cát không nên bắt chim lên làm như vậy nó sẽ bị nhát.
Nguồn: khoahoc.tv