Nhím kiểng là loại nhím mà đã được thuần hóa từ loài nhím gai hoang dã. Hiện tại, nhím kiểng đang là một loại thú nuôi độc lạ và rất được săn đón trên thị trường. Mặc dù mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian gần đây thôi nhưng thú nuôi nhím làm cảnh đã trở thành một trào lưu khá thịnh hành. Vậy thì ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu thêm những thông tin mới mẻ về loại thú cưng độc đáo này. Đồng thời, hãy cùng JTR học cách để có thể phân biệt màu sắc ở nhím kiểng nhé!
Một số thông tin cần biết về nhím kiểng
Xét về nguồn gốc, nhím vốn là một loài động vật hoang dã. Hiện nay, loài động vật hoang dã ấy đã dần được thuần hóa và trở thành một loại thú nuôi kiểng. Nhím được yêu thích bởi nó có ngoại hình không lẫn vào đâu được, rất phù hợp với những chủ nuôi cá tính. Mặc dù sở hữu vẻ ngoài ngộ nghĩnh và những chiếc gai nhọn trên lưng không khác nhím thường là bao. Thế nhưng ít ai ngờ được, nhím kiểng lại thuộc vào họ chuột chù. Nhím kiểng có cái miệng nhỏ, nhọn đặc trưng, chân ngắn và khá chậm chạp.
Mách người nuôi cách phân biệt nhím kiểng muối tiêu
Mô tả:
– Ngoại trừ chân gai và thân gai màu đen, phần còn lại là màu trắng.
– Đỉnh gai màu trắng, 5% lông gai là màu trắng đục
– Mặt nhím kiểng loại này có màu trắng, tai, mắt và mũi màu đen
– Phần lông vùng bụng có màu trắng và là lông mềm
– Nếu cố gắng nhìn vào phần da bên trong, các bạn sẽ thấy nó có màu đen tuyền.
– Nhím kiểng muối tiêu có lông (gai) màu đen. Trên những ngọn gai có những vết trắng nhỏ giống như hạt gạo. Và mọi người có thể thấy bé giống màu của muối tiêu
Cách nhận biết một số loại nhím kiểng khác người nuôi nên biết
Nhím kiểng trắng:
– Lông gai toàn thân đều phủ một màu trắng muốt.
– Mũi, tai màu hồng nhạt, mắt màu hồng ruby rất đẹp
– Phần lông mềm phía dưới vùng bụng màu trắng, lớp da bên dưới lông màu hồng nhạt.
Nhím kiểng chocolate
Phần chân lông gai và thân lông gai phủ một màu nâu hạt dẻ, đôi khi là một màu giống như màu cafe sữa, đỉnh lông và phần còn lại của lông là màu trắng.
Phần chân lông (gai) và thân gai phủ một màu nâu hạt dẻ. Màu sắc này đôi giống màu cafe sữa, và đôi khi hơi nhạt giống màu bạc xỉu. Đỉnh lông (gai) có màu trắng sữa chiến 5% – 10% chiều dài của sợi gai. Mắt Socola cũng thường có màu nâu, đôi khi hồng, và cũng có bé có màu đen.
Nhím kiểng màu vàng
Đầu gai màu trắng, phần còn lại là màu vàng be hay vàng mơ, đôi khi là 75% màu vàng be và 20% là màu nâu nhạt, và 5% là màu trắng
Mũi và tai màu hồng nhạt, mắt nhím kiểng màu này cũng sỡ hữu màu hồng ruby trông rất đẹp mắt.
Phần chân lông (gai) và thân gai phủ một màu cam giống quả cam chín. Màu cam này nếu đậm sẽ gần tương tự màu gấc chín, nếu hơi nhạt sẽ ngả màu champagne.
Nhím kiểng pintos
Phần lông thì có thể là màu muối tiêu hay màu cafe sữa, những một vài nơi trên bộ lông gai sẽ loang các đốm trắng, xen lẫn màu lông thuần chủng của chúng, loại này là hàng đột biến gen nên rất hiếm, cũng khó có ai lai tạo được.
Các cách giữ ấm cho nhím kiểng vào đông
Giữ ấm cho nhím kiểng bằng mùn gỗ
Thêm nhiều lớp lót chuồng cho nhím vào chuồng của chúng. Nên nhớ, để giữ ấm vào mùa đông thì nên xài loại lót chuồng là mùn cưa gỗ thông. Song song đó, cũng nên thêm vào đó một cái nhà ngủ bằng các chất liệu cách nhiệt như sứ chẳng hạn.
Đối với các bạn kĩ lưỡng hơn, cũng có thể cho vào vải bông mềm. Che chắn kĩ hơn, để không khí lạnh không lùa vào, nhưng cũng đừng nên kín quá, tạo ít khe hở để mấy em nó còn có chỗ mà thở.
Bóng đèn sưởi giữ ấm cho nhím kiểng
Bạn lấy một tấm vải dày (vải jean càng tốt) , hoặc vải mỏng ( may thành nhiều lớp dày ), may thành một cái bao tải, kích thước nhỏ thôi nhé, cỡ bàn tay là được. Cho vào đó một ít cát xây dựng. Xong, khâu miệng bao lại. Cho tất cả vào lò vi sóng khoảng 1 phút, đừng quá nóng nhé. Nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường một ít là được. Kế đến, cho bao tải đựng cát ấy vào chuồng nhím, hãy thiết đặt sao cho bao tải đó có thể cung cấp nhiệt cho chuồng nhím kiểng mà không làm em nó bị bỏng.\
Nguồn: vatnuoi.vn