Giống chó Alaska sở hữu vẻ đẹp vạn người mê mẩn

Giống chó Alaska sở hữu vẻ đẹp vạn người mê mẩn
10 phút, 55 giây để đọc.

Giống chó Alaska đang được xem là loài thú cưng “quốc dân” hàng đầu tại Việt Nam. Không chỉ riêng ở nước ta, mà hàng loạt các quốc khác cũng rất mến mộ chú chó này. Mặc dù sở hữu ngoại hình cực kỳ khủng, bộ lông xù mạnh mẽ. Thế nhưng các bé lại rất hòa đồng, đáng yêu và thân thiện. Nhìn thoáng qua thì chúng có ngoại hình khá giống chó sói tuyết. Thế nhưng đừng “đánh giá quyền sách qua bìa ngoài” nhé. Việc chọn một bé Alaska để làm thú cưng là số dzách đấy.

Như cái tên của giống chó kiểng này, các bé có xuất xứ từng vùng Alaska lạnh giá. Trước kia thường được dùng làm chó kéo xe tuyết. Vì phải sống trong môi trường khắc nghiệt từ nhỏ nên khá khó nuôi ở Việt Nam. Thế nên học đọc tiếp phần nội dung bên dưới để có thêm bí quyết nuôi Alaska nhé.

Nguồn gốc xuất xứ của giống chó Alaska

Trên thực tế, tổ tiên của giống chó Alaska chính là những con sói tuyết hoang giả. Từ giống loài hoang giả nhưng đã được thuần chủng bởi tộc người Malamute. Thế nhưng người Eskimo mới là người phát hiện ra được những tiềm năng kinh ngạc của giống chó này. Thế nên họ đã cho lại với các giống loài khác để tạo ra lứa Alaska đầu tiên khỏe mạnh nhất.

TNhờ thân hình khỏe mạnh, to lớn và nên chó Alaska được dùng làm chó kéo xe trên tuyết cực tốt. Đến năm 1935, chó Alaska được hiệp hội chó Hoa Kì AKC công nhận là một giống chó riêng biệt.

Nguồn gốc xuất xứ của giống chó Alaska

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, số lượng Alaska giảm đi đáng kể vì chúng phải phục vụ trong quân đội. Nhận thấy điều này, người Mĩ đã nhanh chóng nhân giống chúng để bảo tồn. Ngày nay, Alaska được nuôi phổ biến và trở thành thú cưng tại nhiều nước trên thế giới.

Vì sao nên nuôi giống chó Alaska?

Theo các chuyên gia về sức khỏe, nuôi thú cưng nói chung và nuôi chó Alaskan nói riêng mang lại rất nhiều lợi ích. Cụ thể như:

  • Giúp người nuôi giảm căng thẳng
  • Giảm nguy cơ mắc hen suyễn ở trẻ em.
  • Thú cưng sẽ lắng nghe tâm sự của chủ nhân, từ đó giúp người nuôi bớt cô đơn.
  • Tạo điều kiện cho người nuôi giao lưu với những người yêu chó mèo.

Đặc điểm của giống chó Alaska

Giống chó Alaska có thể dễ dàng nhận biết được thông qua các đặc điểm sau:

Ngoại hình

Cách dễ nhận biết Alaska nhất chính là dựa vào ngoại hình:

Thân hình

Alaskan có chiều cao trung bình khoảng 65 – 70cm, cân nặng từ 45 – 50kg. Riêng chiều cao của những chú Alaska khổng lồ có thể đạt 1m và trọng lượng lên tới 80kg. Alaska có tỉ lệ thân hình cân đối, khung xương lớn và vững chắc, các khớp xương chân cũng rất chắc chắn. Nhiều người cho rằng chó alaska có ngoại hình giống với với chó husky nhưng chúng vẫn có một số điểm khác biệt

Bộ lông

Màu lông của giống chó Alaska rất đa dạng như: Đen trắng, nâu đỏ, xám trắng, vàng đồng… Một số cá thể có màu hiếm hơn như hồng phấn và tuyết trắng. Phần mõm và chân của Alaska thuần chủng chỉ có một màu trắng.

Lông của Alaska có 02 lớp dày để thích nghi với thời tuyết băng giá ở vùng Bắc Cực. Lớp lông ngắn ở bên trong rất dày và mượt, phân bố đều khắp cơ thể, còn lớp lông bên ngoài dài hơn, bông xù và không thấm nước.

Phần đầu

Khuôn mặt chó Alaska bành to ở phần má và gãy ở phần mũi nên trông rất ngộ nghĩnh và đáng yêu. Mắt của chúng có hình quả hạnh nhân, hơi xếch, nằm xiên chéo trên hộp sọ. Giống Alaska thuần chủng luôn có mắt màu nâu hạt dẻ hoặc nâu đen, những cá thể có mắt màu xanh là Alaska không thuần chủng. Phần tai Alaska to vừa phải, cân đối so với mặt, có lông tơ ở vành tai. Mõm của chúng dài vừa phải, hơi mập, có lông màu trắng và lỗ mũi to, hơi ửng hồng.

Đuôi

Đuôi của Alaskan giống cây bông lau vì được bao phủ bởi lớp lông dày, dài và xù. Đuôi thường cong ngược lên phía lưng.

Tính cách

Tổ tiên của Alaska rất tinh ranh và hoang dã nhưng trải qua thời gian dài được lai tạo và thuần hóa nên chúng đã dần mất đi bản tính hung hăng và được yêu thích nhiều hơn với các đặc điểm tính cách sau:

  • Trung thành tuyệt đối với chủ nhân, sẵn sàng bảo vệ chủ dù có phải hi sinh bản thân mình.
  • Thông minh, có khả năng học hỏi nhanh, nghe lời chủ.
  • Nhanh nhẹn, hiếu động , thích chạy nhảy ở không gian rộng.
  • Thân thiện, hòa đồng, sống hòa thuận với các vật nuôi khác và đặc biệt yêu quý trẻ em.

Tuy nhiên, Alaska và phốc sóc là hai giống chó có sở thích cắn người có nhiều nguyên nhân để dẫn đến tình trạng này như bệnh, mang thai,… nên hãy mang thú cưng của mình đi chích ngừa nhé

Phân loại chó Alaska

Dựa vào đặc điểm hình thể

  • Chó Alaska Standard (tiêu chuẩn)
  • Chó Alaska Large Standard (tiêu chuẩn lớn)
  • Chó Alaska Giant (khổng lồ)

Dựa vào độ thuần chủng

  • Chó Alaska thuần chủng: Có cả bố và mẹ là dòng dõi Alaska, có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
  • Chó Alaska lai: Chỉ có chó bố hoặc mẹ thuộc dòng dõi Alaska.

Các giống chó Alaskan Malamute phổ biến trên Thế Giới

Những chú Alaska được chia thành 3 loại theo cách thước. Thế nhưng giống Alaska phổ biến nhất là dạng Tiêu chuẩn và Khổng lồ. Cụ thể như sau:

Giống chó Alaska Malamute Standard

Một chú cún Alaska Standard ở độ tuổi trưởng thành có cân nặng vào khoảng 38-45kg đối với con đực và 32-38kg đối với con cái. Chiều cao thì khoảng 53-63cm.

Alaska Standard có kích thước nhỏ nhất trong 3 dòng Alaska. Dòng Alaska Large Standard thì nhỉnh hơn Standard một chút.

Các giống chó Alaskan Malamute phổ biến trên Thế Giới

Alaska Standard so với dòng Giant Alaskan thì nhỏ hơn rất nhiều. Nhưng chính vì kích cỡ nhỏ gọn nên chúng khá được ưa chuộng. Kích cỡ nhỏ của Alaska Standard giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chăm sóc cho các bé.

Giống chó Alaskan Malamute Giant

Giant Alaskan Malamute là kết quả của nhiều quá trình lai tạo bởi người bản xứ Eskimo.

Một chú chó Alaska Giant có kích cỡ tiêu chuẩn với chiều cao 73cm và cân nặng trên 50kg khi trưởng thành. Có những trường hợp được ghi nhận cao tới 1m và nặng 80kg, gần gấp đôi so với dòng Alaska Standard.

Không chỉ có thân hình to lớn, Alaska Giant còn có sức mạnh và sự bền bỉ vượt trội. Chúng có thể kéo lượng hàng hóa gấp 2 đến 3 lần so với Alaska Standard trên một quãng đường dài. Do đó, người Eskimo rất tự hào về giống Alaska khổng lồ của họ.

Những điều cần lưu ý khi nuôi giống chó Alaska

Giống chó Alaska khó nuôi hơn khá nhiều so với các loại khác. Bởi chúng yêu cầu một môi trường sống cực kỳ mát mẻ như vùng Alaska. Thế nên bạn phải lưu ý vài điều sau:

Môi trường sống

Chó Alaskan phải sống ở nơi rộng rãi, thoáng mát, thường xuyên được chạy nhảy, nô đùa. Hạn chế giữ Alaska trong nhà hoặc không gian hẹp quá lâu vì sẽ khiến chúng bức bối, khó chịu. Lưu ý: Khí hậu ở Việt nam khá nóng nên tốt nhất là cho Alaska nằm phòng có điều hòa để tránh bị sốc nhiệt.

Thức ăn

Giống chó Alaska rất dễ ăn, bạn chỉ cần chú ý cho chúng ăn nhiều thức ăn có protein như thịt bò, trứng vịt lộn, thịt gà… là được. Ngoài ra cũng cần bổ sung vitamin, khoáng chất, canxi và chất xơ vào thực đơn để Alaska khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Nên cho Alaska ăn từ 3 – 4 bữa/ngày tùy thuộc vào độ tuổi. Nếu chó nhà bạn không thích ăn rau thì bạn phải ép chúng ăn bằng được để tốt cho sức khỏe. Tuyệt đối không cho Alaska ăn đồ hết hạn sử dụng hoặc ôi thiu vì sẽ gây hại cho đường tiêu hóa, Cần thay nước uống cho chúng khoảng 3 lần/ngày, tránh để nước bị bẩn.

Nhu cầu vệ sinh

Tắm cho Alaska sau mỗi lần dắt chúng ra ngoài chơi, đồng thời lau dọn sạch sẽ nơi ở của chúng, nhất là khi thời tiết ẩm ướt để các loại vi khuẩn không xâm nhập vào cơ thể, gây bệnh cho Alaska.

Cắt tỉa lông cho chúng thường xuyên, đặc biệt là vào mùa hè. Bạn cũng cần chải lông Alaska mỗi ngày để loại bỏ lông chết.

Chú ý vệ sinh những chỗ ngóc ngách trên cơ thể Alaska như lỗ tai, kẽ chân, lưỡi và lỗ mũi. Đây là những khu vực chứa nhiều vi khuẩn khiến chúng dễ bị bệnh.

Các vấn đề sứ khỏe chó Alaska thường mắc phải

Nếu bạn chưa biết thì do ảnh hưởng môi trường sống của Việt Nam; các bé Alaska rất dễ bị mắc những bệnh sau:

Bệnh kí sinh trùng

Do bộ lông quá dày nên giống chó Alaska thường mắc bệnh liên quan đến ký sinh trùng như rận, bọ chét… Để phòng tránh bệnh này, bạn cần vệ sinh lông cho chúng thường xuyên, cắt tỉa lông gọn gàng.

Bệnh viêm ruột

Bệnh này chủ yếu xuất hiện ở chó Alaska con. Nguyên nhân mắc bệnh là do vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và phá hoại đường ruột hoặc Alaska ăn nhầm thức ăn độc hại, lâu ngày không tiêu hóa được gây viêm ruột. Khi mắc bệnh này, Alaska sẽ có triệu chứng nôn mửa, chướng và sôi bụng. Lúc này bạn phải lập tức đưa chúng đến cơ sở thú ý để chữa trị kịp thời.

Bệnh giun ký sinh trên mắt

Giun Thelazia californiensis và T.Callipaeda là nguyên nhân gây ra bệnh này ở chó Alaska, nếu không chữa trị kịp thời, chó Alaska có thể sẽ bị mù. Triệu chứng thường thấy của bệnh giun ký sinh trên mắt là chảy nước mắt và Alaska cực kỳ sợ ánh sáng.

Bệnh sốc nhiệt

Chó Alaska nhập khẩu từ nước ngoài về thường bị sốc nhiệt với các biểu hiện như nôn mửa, bị ngất, nằm bẹp một chỗ. Bệnh này rất nguy hiểm, nếu nặng thì Alaska có thể bị liệt, vì vậy cần đảm bảo môi trường xung quanh Alaska không quá 30 độ C.

Chó Alaska rất dễ bị sốc nhiệt khi nuôi tại Việt Nam

Cách nuôi dưỡng và huấn luyện giống chó Alaska

  • Trước khi huấn luyện Alaska cần hiểu rõ tính cách của chúng, xác định mục đích, phương pháp và lên một kế hoạch khoa học để đảm bảo việc huấn luyện đạt kết quả tốt nhất.
  • Các bài tập vận động hằng ngày Alaska có thể tập là: Chạy theo xe đạp, kéo lốp xe, kéo tạ, chạy đường dài… Trong quá trình tập luyện bạn phải thật nghiêm khắc, đồng thời cũng chuẩn bị phần thưởng xứng đáng cho Alaska nếu chúng làm tốt.
  • Thời gian huấn luyện chỉ nên kéo dài khoảng 1 tiếng mỗi ngày, tốt nhất là tập vào buổi sáng. Độ khó của các bài tập có thể tăng dần để giúp Alaska có cơ thể khỏe mạnh và săn chắc.

Giá chó giống Alaska trung bình tại Việt Nam là bao nhiêu?

Hiện tại, Giá chó Alaska sinh tại Việt Nam có giá thấp hơn các giống chó Alaskan đến từ Thái Lan, Indonesia và các nước châu Âu. Ngoài ra, màu sắc cũng là một trong những yếu tố để định giá loại chó này. Tuy nhiên, mức giá chung khi mua chó Alaska thuần chủng là khoảng 10 đến 20 triệu. Dưới đây là bảng giá chó Alaska mà bạn có thể tham khảo.

  • Từ 9 – 13 trệu đồng: Chó Alaska nhân giống trong nước, có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, được gắn microchip, có bảo hiểm và bảo hành.
  • Từ 14 – 20 triệu: Chó Alaska nhập khẩu từ Thái Lan.
  • Từ 2200 – 2500$: Chó Alaska nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu.

Nếu bạn đang muốn tìm một người bạn đồng hành trung thành, thông minh và nhanh nhẹn thì chó Alaska là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Chúc bạn và chú chó cưng của mình luôn vui vẻ và có những giây phút thật hạnh phúc bên nhau nhé.

Nguồn: zoipet.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chăm sóc mèo cảnh

Những bệnh thường gặp ở mèo Anh lông ngắn

Những bệnh thường gặp ở mèo Anh lông ngắn

Những bệnh thường gặp ở mèo Anh lông ngắn mà bạn nên biết. Cũng như mèo Anh lông dài mèo …
Xem Chi Tiết
Mèo anh lông xám

Vệ sinh cho mèo Anh lông ngắn và những điều nên biết

Vệ sinh cho mèo Anh lông ngắn và những điều nên biết. Mèo là loại động vật đáng yêu và …
Xem Chi Tiết
Phụ kiện cần thiết dành cho mèo Anh lông ngắn

Phụ kiện cần thiết dành cho mèo Anh lông ngắn

Phụ kiện mèo cần thiết cho mèo Anh lông ngắn mà bạn nên biết. Ngày nay xu hướng nuôi thú …
Xem Chi Tiết
Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho mèo con tốt nhất

Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho mèo con tốt nhất

Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho mèo con tốt nhất mà bạn nên biết. Một chú mèo cảnh đẹp …
Xem Chi Tiết
Cách phối giống chuẩn để cho ra đời mèo Anh lông ngắn xám xanh

Cách phối giống chuẩn để cho ra đời mèo Anh lông ngắn xám xanh

Cách phối giống chuẩn để cho ra đời mèo Anh lông ngắn xám xanh. Ngày nay với xu hướng mọi …
Xem Chi Tiết
Những sai lầm cần tránh khi nuôi mèo cảnh

Những sai lầm cần tránh khi nuôi mèo cảnh

Những sai lầm cần tránh khi nuôi mèo cảnh. Mèo là loại động vật dễ thương. Có khả năng thích …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc cá cảnh

Cá Anh Đào - loài cá cảnh mang vẻ đẹp khó cưỡng

Cá Anh Đào – loài cá cảnh mang vẻ đẹp khó cưỡng

Cá anh đào là một loại cá đang thử cho những người mới bắt đầu nuôi cá cảnh. Chúng có …
Xem Chi Tiết
Cá vàng đuôi quạt - một sản phẩm của đột biến tự nhiên

Cá vàng đuôi quạt – một sản phẩm của đột biến tự nhiên

Nhắc đến cá cảnh, người ta sẽ thường nghĩ ngay tới cá vàng. Cá vàng là một loại cá có …
Xem Chi Tiết
Chăm Cá axolotl dễ dàng hơn khi nắm những điều sau

Cá axolotl – loài cá có vẻ ngoài vô cùng dễ thương

Cá Axolotl có tên gọi khác là cá khủng long 6 sừng. Chúng mang trên mình một vẻ đẹp độc …
Xem Chi Tiết
Cá Bút Chì Thái - "công cụ" vệ sinh cho các bể cá cảnh

Cá Bút Chì Thái – “công cụ” vệ sinh cho các bể cá cảnh

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một loài cá vệ sinh môi trường sống. Đó chính là …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc gà kiểng

Gà Sumatra

Tìm hiểu tất tần tật về gà Indonesia Sumatra – Giống gà chọi đuôi dài

Giống gà Sumatra là giống gà chọi sinh sống lâu tại xứ vạn đảo Indonesia. Giống gà này nổi tiếng …
Xem Chi Tiết
Những loại thực phẩm giúp bổ sung cơ bắp và sức chiến cho gà chọi

Những loại thực phẩm giúp bổ sung cơ bắp và sức chiến cho gà chọi

Để có một chú gà chọi khỏe mạnh, săn chắc, lực lưỡng và sở hữu khả năng chiến đấu tốt …
Xem Chi Tiết
Săn lùng gà nước tại miền Tây sông nước

Săn lùng gà nước tại miền Tây sông nước

Giống gà nước hay còn được biết đến với cái tên cúm cúm được người dân thuần hóa và nuôi …
Xem Chi Tiết
Kỹ thuật chăm sóc để chú gà của bạn có bộ lông mềm mượt

Kỹ thuật chăm sóc để chú gà của bạn có bộ lông mềm mượt

Phong chào chơi gà kiểng đang phát triển toàn diện ở Việt Nam và trên thế giới. Khi người dân …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc thú nuôi khác

Cách nuôi chuột Hamster

Bỏ túi cẩm nang nuôi chuột Hamster đúng cách

Chúng ta thường lầm tưởng rằng những loài động vật càng nhỏ thì càng dễ chăm sóc. Nhưng sự thật …
Xem Chi Tiết
cách cho Sóc Bay Úc ăn

Cách chăm sóc một em Sóc Bay Úc nhỏ xinh

Sóc Bay Úc có tên Tiếng Anh là Sugar Glider. Nó là một loài động có túi (giống như Kangaroo) …
Xem Chi Tiết
Bí quyết chăm sóc rùa cảnh từ A đến Z

Bí quyết chăm sóc rùa cảnh từ A đến Z

Rùa thông thường có kích thước khá to. Chúng phải sống cùng tự nhiên mới có thể tồn tại lâu …
Xem Chi Tiết
nuôi chuột nhà lang

Trở thành bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho Chuột nhà lang

Danh sách thú cưng ở nước ta ngày càng phong phú và đa dạng. Những năm gần đây còn xuất …
Xem Chi Tiết

Mô hình nuôi

Mô hình nuôi mèo cảnh - từ sở thích đến "đại gia tiền tỷ"

Mô hình nuôi mèo cảnh – từ sở thích đến “đại gia tiền tỷ”

Nuôi mèo cảnh đã trở thành xu thế, không chỉ dành riêng cho giới nhà giàu. Ngày nay, ai cũng …
Xem Chi Tiết
cho-canh-ngay-cang-duoc-ua-chuong

Sở hữu 2 cửa hàng kinh doanh chó, mỗi tháng ngồi đếm cả trăm triệu

Kinh doanh chó mèo đang trở thành nghề “hái ra tiền” với lợi nhuận khủng lên đến hàng trăm triệu …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cá cảnh - từ ý tưởng đến hiện thực là cả 1 hành trình dài

Mô hình nuôi cá cảnh – từ ý tưởng đến hiện thực là cả 1 hành trình dài

Nuôi cá cảnh xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, khoảng hơn chục năm trở về trước. Quy mô …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi gà cảnh thành công từ chữ tín, cái tâm

Mô hình nuôi gà cảnh thành công từ chữ tín, cái tâm

Mô hình nuôi gà cảnh không quá phổ biến ở nước ta trong 4 – 5 năm trước đây. Thời …
Xem Chi Tiết