Giống chó Corgi – Cậu bé Anh Quốc chân ngắn đáng yêu

Giống chó Corgi - Cậu bé Anh Quốc chân ngắn đáng yêu
9 phút, 19 giây để đọc.

Nếu để so về độ đáng yêu thì khó có loài chó nào so được với giống chó Corgi. Từ trước đến nay, đây là giống chó cực kỳ phổ biến tại Châu Âu. Và hiện đang phổ biến đến các quốc gia Châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc,… Vẻ đẹp, độ dễ thương của Corgi sẽ không ai có thể chối bỏ. Thậm chí nữ hoàng Elizabeth đệ nhị cũng sở hữu một chú Corgi để làm thú cưng. Mặc dù chân ngắn, hơi “ụt ịt” một tí nhưng các bé Corgi cũng rất nhanh nhẹn đấy. Nếu cần người bầu bạn, không phải cô đơn thì hãy mua ngay một bé Corgi.

Bởi lẻ trong mắt Corgi chỉ có một người duy nhất, đó chính là chủ nhân. Không chỉ đáng yêu mà các chú chó này cũng số rất tình cảm và trung thành.

Nguồn gốc của giống chó Corgi

Giống chó Corgi có xuất thân từ xứ Wales, Anh Quốc vào khoảng 3000 năm trước. Người dân bản địa tại đây cho rằng Corgi có tổ tiên là giống chó Valhunds của Thụy Điển. Trong hàng nghìn năm trước, Corgi thường được dùng để chăn chăn gia súc và săn bắt. Việc này rất phổ biến vào những thế thời điểm sau thế kỷ 19.

Nguồn gốc của giống chó Corgi

Hiện nay, chúng được nuôi như thú cưng, chúng rất được yêu thích bởi các gia đình Hoàng gia Anh, nhất là vào thời nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị.

Vào năm 2010, chó Corgi mới xuất hiện ở Việt Nam và ngay lập tức nhận được sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, giá của chúng khá cao và số lượng cũng không có nhiều nên muốn sở hữu một chú Corgi cũng không dễ dàng.

Đặc điểm nhận dạng giống chó Corgi thuần chủng

Khi đi chọn mua Corgi bạn cần phải phân tích các đặc điểm ngoại hình lẫn tính cách; nhằm biết các bé có phải là thuần chủng hay đã bị lai. Cụ thể bạn có thể so sánh cho các đặc điểm sau:

Trọng lượng và kích thước

Pembroke Corgi: Các bé có chiều cao vào khoảng 25-30cm và cân nặng từ 9-13kg. Giống cảnh khuyển này sẽ phát triển đầy đủ kích thước, cân nặng đạt tiêu chuẩn khi 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, Pembroke khá tham ăn, do đó rất dễ bị béo phì. Cân nặng của chúng có thể lên đến 20kg nếu bạn cho chúng ăn quá nhiều mà không thường xuyên tập thể dục.

Cardian Corgi: Dòng Corgi này có kích thước nhỉnh hơn một chút so với Pembroke. Chiều cao của chúng vào khoảng 30-35cm và cân nặng từ 12-15kg (giống Corgi thường không có nhiều sự khác biệt giữa con đực và con cái). Cũng giống như Pembroke, Cardigan rất dễ bị béo phì. Bạn nên chú ý nhiều hơn đến khẩu phần ăn và chế độ tập luyện của các bé cún.

Thân hình

Corgi thuần chủng có đặc điểm chung đó là thân dài và 4 chân ngắn. Khác với các giống chó cảnh hiện nay, chân Corgi càng ngắn, thân hình càng dài thì càng đẹp. Theo đó, những bé Corgi có ngực sát đất giá sẽ rất cao. Và dù thân hình có phần hư cấu, mất cân đối thì chúng vẫn luôn được săn đón nhiệt tình.

Phần đầu

Corgi chân ngắn có đôi tai hình tam giác, dựng thẳng. Tai và mặt của các bé có tỷ lệ khá cân đối. Mõm của Corgi dài và nhọn, mắt chúng to tròn, miệng và khuôn hàm nhỏ nhưng cực kì sắc nhọn. Nhìn tổng thể, khuôn mặt của Corgi trông giống loài cáo nên chúng còn được gọi là Foxy Dog.

Đuôi

Đây là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt giữa Pembroke và Cardigan. Trong khi Pembroke có đuôi cụt lủn thì Cardigan lại có đuôi khá dài và cụp. Thông thường, những bé Pembroke khi sinh ra đều có đuôi ngắn, nếu quá dài thì sẽ cắt đi khi được 2-5 ngày tuổi. Theo Hiệp hội chó Hoa Kỳ AKC, đuôi của Pem đạt chuẩn khi ngắn hơn 5cm.

Bộ lông

Bộ lông dày 2 lớp của các bé Corgi có kết cấu khá giống với loài chó tuyết Samoyed, Alaska và Husky. Lớp lông trong ngắn, mỏng, mềm mượt có tác dụng giữ nhiệt, giúp Corgi chống chịu với khí hậu lạnh giá xứ Wales. Lớp lông ngoài thì dày và dài hơn, đặc biệt không thấm nước giúp Corgi thuận tiện trong việc di chuyển dưới thời tiết sương giá.

Tính cách

  • Thông minh, dễ huấn luyện.
  • Trung thành, chỉ coi một người duy nhất là chủ.
  • Thân thiện, yêu quý trẻ em.
  • Tăng động, ít khi ngồi yên.
  • Đôi khi ương bướng, không chịu nghe lời.
  • Thích sủa nhiều và sủa dai dẳng
  • Năng động, thích chạy nhảy, nô đùa.

Những chú chó Corgi cực kỳ tinh nghịch.

Giống chó Corgi có bao nhiêu loại?

Ban đầu, Corgi chỉ có một loại duy nhất là Welsh Cardian Corgi nhưng sau này được lai tạo với nhiều giống chó khác nên ra đời một nhánh mới là Pembroke Welsh Corgi, còn giống cổ xưa có tên là Cardigan Welsh Corgi. Nhưng hiện nay, người ta lai tạo corgi với giống chó khác như chó Husky hay chó Alaska,.. để tạo ra giống chó dễ thương hơn.

Hướng dẫn nuôi và chăm sóc giống chó Corgi

Giống chó Corgi khá thích hợp để nuôi tại Việt Nam. Bạn chỉ cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

Điều kiện sống

Chó Corgi cần được sống trong môi trường mát mẻ từ 25 – 30 độ C. Nếu thời tiết quá nóng thì nên cho chúng ở phòng máy lạnh và chỉ cho ra ngoài vào sáng sớm hoặc tối muộn để chúng không bị sốc nhiệt.

Nên nuôi Corgi ở nơi có không gian rộng rãi để chúng được chạy nhảy mỗi ngày và thoải mái tinh thần hơn.

Chế độ ăn uống

Chó Corgi con từ 1 – 2 tháng tuổi: Chỉ cho chúng ăn cơm nhão hoặc cháo thịt nạc xay nhuyễn. Nếu cho ăn thức ăn hạt thì nên ngâm từ 5 – 10 phút và bổ sung 200ml sữa mỗi ngày và chia ra 4 – 5 bữa/ngày.

Chó Corgi từ 3 – 6 tháng tuổi: Thêm thịt, cá, trứng, tôm, rau củ quả, ngũ cốc… vào thực đơn của chúng để cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết. Lưu ý: Các loại thức ăn nên xay nhỏ và hạt vẫn cần được ngâm mềm. Ở độ tuổi này cún cần ăn 4 bữa/ngày và bổ sung 300ml sữa vào bữa phụ.

Chó Corgi 6 tháng tuổi trở nên:  Cho ăn theo chế độ của chó trưởng thành, cung cấp nhiều protein và canxi để xương chắc khỏe và phát triển cơ. Ngoài ra, cần bổ sung khoáng chất, vitamin và chất xơ… vào khẩu phần ăn của cún. Giai đoạn này chỉ cần cho chúng ăn 3 bữa/ngày và tăng khối lượng thức ăn lên là được. Nếu muốn lông chúng mềm mượt thì cho ăn thêm 2 – 3 trứng vịt lộn chín mỗi tuần.

Những điều cần biết khi cho giống chó Corgi ăn

  • Không cho giống chó Corgi ăn nhiều chất béo, nội tạng động vật, chỉ cho ăn vừa đủ để tránh bị béo phì.
  • Không để Corgi gặm xương cứng vì chúng rất dễ bị hóc hoặc các mảnh xương li ti đâm vào thành ruột, gây nguy hiểm.
  • Corgi khá thích ăn kem nên bạn có thể cho chúng ăn để giải nhiệt khi thời tiết nóng bức.
    Vệ sinh lông
  • Chải lông hằng ngày và gỡ bỏ lông rối, lông chết.
  • Tắm cho Corgi ít nhất 1 lần/tuần bằng sữa tắm chuyên dụng. Sau khi tắm cần sấy khô lông, không nên để khô tự nhiên vì lông của chúng rất dày.
  • Tuyệt đối không để lông ẩm ướt lâu ngày sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh.
  • Thường xuyên cắt tỉa lông Corgi, nhất là vào mùa hè.

Phương pháp huấn luyện giống chó Corgi

Cho Corgi hoạt động mỗi ngày để tránh bị béo phì. Bạn có thể dắt chúng đi dạo, chạy nhảy và nô đùa với chúng, cho chúng chạy theo xe đạp, xe ô tô hay các con vật khác. Lưu ý: Không cho Corgi ra ngoài quá lâu, mỗi ngày chỉ cần 25 – 30 phút là được. Nếu tiết trời nóng thì chỉ nên dắt Corgi ra ngoài vào buổi sáng và buổi tối.

Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở giống chó Corgi 

Do sở hữu thân hình khá dài nhưng phần chân lại ngắn nên Corgi gặp khá nhiều vấn đề sức khỏe. Bạn nên lưu ý một số bệnh dưới đây và nên phòng ngừa, điều trị kịp thời.

Bệnh tổn thương cột sống

Nguyên nhân: Cấu trúc cơ thể không cân đối khiến giống chó Corgi dễ gặp chấn thương cột sống khi vận động mạnh hoặc nhảy cao.

Cách phòng tránh: Giữ cho Corgi chạy nhảy ở mức độ vừa phải, tốt nhất là nên có dây xích để quản lí chúng.

Bệnh nấm, ghẻ, bọ chét

Nguyên nhân: Không chăm sóc lông Corgi thường xuyên khiến vi khuẩn và các loại ve, bò chét sinh sôi, phát triển, gây ra bệnh nấm, ghẻ lở, ký sinh trùng trên da.

Cách phòng tránh: Tắm ít nhất 1 tuần 1 lần, cắt tỉa lông gọn gàng và tiêm vacine phòng bệnh trên da cho Corgi.

Bệnh béo phì

Nguyên nhân: Cho Corgi ăn quá nhiều chất béo nhưng ít hoạt động khiến mỡ tích tụ, dẫn đến bệnh béo phì.

Cách phòng tránh: Lên thực đơn dinh dưỡng phù hợp với Corgi, tránh cho chúng ăn nhiều chất béo, nhất là mỡ bò, mỡ gà và mỡ lợn. Cần cho Corgi tập luyện mỗi ngày để giải phóng năng lượng, giúp cơ thể săn chắc và chống béo phì.

Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở giống chó Corgi 

Ngoài các bệnh kể trên, giống chó Corgi còn mắc các bệnh khác như: Hip Displasia, đục thủy tinh thể, suy nhược da, loạn sản võng mạc… Nếu thấy chó nhà mình có triệu chứng lạ, mệt mỏi thì tốt nhất bạn nên đưa chúng đến cơ sở thú ý để thăm khám và chữa trị kịp thời.

Giá trung bình cho một chú chó Corgi tại Việt Nam

  • Từ 14 – 20 triệu tùy màu lông: Chó Corgi nhân giống ở Việt Nam.
  • Từ 22 – 30 triệu: Chó Corgi nhập khẩu từ Thái Lan.
  • Từ 2200 – 2600$ tùy chất lượng gia phả: Chó Corgi nhập khẩu từ châu Âu.

Với những chia sẻ ở trên về đặc điểm, cách chăm sóc và huấn luyện chó Corgi; JTR tin chắc bạn đã hiểu về giống chó này hơn rồi phải không? Chúc bạn sẽ có được một em Corgi thật ngoan và đáng yêu nhé! Hãy theo dõi chuyên mục các giống chó để tìm hiểu chi tiết hơn về các giống chó cảnh hiện nay nhé.

Nguồn: zoipet.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chăm sóc mèo cảnh

Những bệnh thường gặp ở mèo Anh lông ngắn

Những bệnh thường gặp ở mèo Anh lông ngắn

Những bệnh thường gặp ở mèo Anh lông ngắn mà bạn nên biết. Cũng như mèo Anh lông dài mèo …
Xem Chi Tiết
Mèo anh lông xám

Vệ sinh cho mèo Anh lông ngắn và những điều nên biết

Vệ sinh cho mèo Anh lông ngắn và những điều nên biết. Mèo là loại động vật đáng yêu và …
Xem Chi Tiết
Phụ kiện cần thiết dành cho mèo Anh lông ngắn

Phụ kiện cần thiết dành cho mèo Anh lông ngắn

Phụ kiện mèo cần thiết cho mèo Anh lông ngắn mà bạn nên biết. Ngày nay xu hướng nuôi thú …
Xem Chi Tiết
Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho mèo con tốt nhất

Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho mèo con tốt nhất

Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho mèo con tốt nhất mà bạn nên biết. Một chú mèo cảnh đẹp …
Xem Chi Tiết
Cách phối giống chuẩn để cho ra đời mèo Anh lông ngắn xám xanh

Cách phối giống chuẩn để cho ra đời mèo Anh lông ngắn xám xanh

Cách phối giống chuẩn để cho ra đời mèo Anh lông ngắn xám xanh. Ngày nay với xu hướng mọi …
Xem Chi Tiết
Những sai lầm cần tránh khi nuôi mèo cảnh

Những sai lầm cần tránh khi nuôi mèo cảnh

Những sai lầm cần tránh khi nuôi mèo cảnh. Mèo là loại động vật dễ thương. Có khả năng thích …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc cá cảnh

Cá Anh Đào - loài cá cảnh mang vẻ đẹp khó cưỡng

Cá Anh Đào – loài cá cảnh mang vẻ đẹp khó cưỡng

Cá anh đào là một loại cá đang thử cho những người mới bắt đầu nuôi cá cảnh. Chúng có …
Xem Chi Tiết
Cá vàng đuôi quạt - một sản phẩm của đột biến tự nhiên

Cá vàng đuôi quạt – một sản phẩm của đột biến tự nhiên

Nhắc đến cá cảnh, người ta sẽ thường nghĩ ngay tới cá vàng. Cá vàng là một loại cá có …
Xem Chi Tiết
Chăm Cá axolotl dễ dàng hơn khi nắm những điều sau

Cá axolotl – loài cá có vẻ ngoài vô cùng dễ thương

Cá Axolotl có tên gọi khác là cá khủng long 6 sừng. Chúng mang trên mình một vẻ đẹp độc …
Xem Chi Tiết
Cá Bút Chì Thái - "công cụ" vệ sinh cho các bể cá cảnh

Cá Bút Chì Thái – “công cụ” vệ sinh cho các bể cá cảnh

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một loài cá vệ sinh môi trường sống. Đó chính là …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc gà kiểng

Gà Sumatra

Tìm hiểu tất tần tật về gà Indonesia Sumatra – Giống gà chọi đuôi dài

Giống gà Sumatra là giống gà chọi sinh sống lâu tại xứ vạn đảo Indonesia. Giống gà này nổi tiếng …
Xem Chi Tiết
Những loại thực phẩm giúp bổ sung cơ bắp và sức chiến cho gà chọi

Những loại thực phẩm giúp bổ sung cơ bắp và sức chiến cho gà chọi

Để có một chú gà chọi khỏe mạnh, săn chắc, lực lưỡng và sở hữu khả năng chiến đấu tốt …
Xem Chi Tiết
Săn lùng gà nước tại miền Tây sông nước

Săn lùng gà nước tại miền Tây sông nước

Giống gà nước hay còn được biết đến với cái tên cúm cúm được người dân thuần hóa và nuôi …
Xem Chi Tiết
Kỹ thuật chăm sóc để chú gà của bạn có bộ lông mềm mượt

Kỹ thuật chăm sóc để chú gà của bạn có bộ lông mềm mượt

Phong chào chơi gà kiểng đang phát triển toàn diện ở Việt Nam và trên thế giới. Khi người dân …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc thú nuôi khác

Cách nuôi chuột Hamster

Bỏ túi cẩm nang nuôi chuột Hamster đúng cách

Chúng ta thường lầm tưởng rằng những loài động vật càng nhỏ thì càng dễ chăm sóc. Nhưng sự thật …
Xem Chi Tiết
cách cho Sóc Bay Úc ăn

Cách chăm sóc một em Sóc Bay Úc nhỏ xinh

Sóc Bay Úc có tên Tiếng Anh là Sugar Glider. Nó là một loài động có túi (giống như Kangaroo) …
Xem Chi Tiết
Bí quyết chăm sóc rùa cảnh từ A đến Z

Bí quyết chăm sóc rùa cảnh từ A đến Z

Rùa thông thường có kích thước khá to. Chúng phải sống cùng tự nhiên mới có thể tồn tại lâu …
Xem Chi Tiết
nuôi chuột nhà lang

Trở thành bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho Chuột nhà lang

Danh sách thú cưng ở nước ta ngày càng phong phú và đa dạng. Những năm gần đây còn xuất …
Xem Chi Tiết

Mô hình nuôi

Mô hình nuôi mèo cảnh - từ sở thích đến "đại gia tiền tỷ"

Mô hình nuôi mèo cảnh – từ sở thích đến “đại gia tiền tỷ”

Nuôi mèo cảnh đã trở thành xu thế, không chỉ dành riêng cho giới nhà giàu. Ngày nay, ai cũng …
Xem Chi Tiết
cho-canh-ngay-cang-duoc-ua-chuong

Sở hữu 2 cửa hàng kinh doanh chó, mỗi tháng ngồi đếm cả trăm triệu

Kinh doanh chó mèo đang trở thành nghề “hái ra tiền” với lợi nhuận khủng lên đến hàng trăm triệu …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cá cảnh - từ ý tưởng đến hiện thực là cả 1 hành trình dài

Mô hình nuôi cá cảnh – từ ý tưởng đến hiện thực là cả 1 hành trình dài

Nuôi cá cảnh xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, khoảng hơn chục năm trở về trước. Quy mô …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi gà cảnh thành công từ chữ tín, cái tâm

Mô hình nuôi gà cảnh thành công từ chữ tín, cái tâm

Mô hình nuôi gà cảnh không quá phổ biến ở nước ta trong 4 – 5 năm trước đây. Thời …
Xem Chi Tiết