Giống chó Shiba Inu – Giống chó sống tình cảm và trung thành nhất

Giống chó Shiba Inu - Giống chó sống tình cảm và trung thành nhất
10 phút, 7 giây để đọc.

Giống chó Shiba Inu được xem là một báu vật quý giá của xứ sở hoa anh đào. Bởi giống loài này đã gần như bị tuyệt chủng vào chiến tranh thế giới thứ II. Bên cạnh đó, những bé Shiba cực kỳ tinh ảnh, nhanh nhẹn, thông minh và có lòng trung thành tuyệt đối. Lòng trung thành của những chú Shiba đã được thể hiện qua một câu chuyện đầy xúc động. Đó là chuyện về chú chó Shiba đợi một người chủ không bao giờ quay lại đến hết đời. Vì quá nổi tiếng và đầy ý nghĩa nhân văn nên đã có hẳn vài bộ phim về câu chuyện này.

Thông qua phim ảnh, lòng trung thành của Shiba Inu đã nổi tiếng khắp thế giới. Đã có hàng loạt người yêu thú cưng xuống tiền để rước Shiba về. Tuy nhiên số lượng của chó Shiba Inu thuần chủng cực kỳ ít. Hãy đọc tiếp để biết thêm về giống chó tuyệt vời này.

Nguồn gốc của giống chó Shiba

Giống chó Shiba còn có tên đầy đủ là Shiba Inu với xuất xứ chính gốc từ Nhật Bản. Shiba là giống chó nguyên thủy nhỏ nhất nhất. Kích thước của chúng thon gọn hơn rất nhiều so với Akita, Kai Dog, Kishu, Shikoku, Hokkaido,… Tên của các bé Shiba Inu có nghĩa là chó Cọ. Shiba nghĩa là cây cọ, Inu là chó trong tiếng Nhật.

Nguồn gốc của giống chó Shiba

Theo các nghiên cứu khoa học, Shiba là giống chó cổ xuất hiện vào thế kỷ 3 trước Công Nguyên. Vào thời chiến tranh thế giới thứ hai, Shiba đã có nguy cơ bị tuyệt chủng nhưng sau chiến tranh chúng được nhân giống và lai tạo để cho ra đời giống chó Shiba ngày nay.

Đặc điểm nhận biệt giống chó Shiba Inu thuần chủng

Vì số lượng cực ít của giống chó Shiba Inu thuần chủng khá ít nên khi mua phải cần thận. Mọi người hãy thử nhận biết các bé Shiba thuần chủng bằng các đặc điểm sau:

Ngoại hình

  • Kích thước: Chó Shiba có kích thước nhỏ bé với chiều cao của con đực từ 35 – 43cm, cân nặng khoảng 10kg, còn Shiba cái sẽ cao từ 33 – 41cm, nặng tầm 8kg.
  • Thân hình: Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng thân hình của chó Shiba rất săn chắc và dẻo dai vì chúng thường xuyên vận động và được nuôi dưỡng với mục đích săn bắt là chủ yếu.
  • Bộ lông: Lông Shiba chia thành 2 lớp, lớp lông mao bên trong ngắn và mềm, thường có màu kem. Còn lớp lông bên ngoài khá cứng và xù, dày từ 4 – 5cm ở phần vai, có màu vừng, nâu hoặc đỏ đen. Riêng chó Shiba màu trắng kem không được công nhận bởi Hiệp hội giống chó Mỹ.
  • Đuôi: Shiba có đuôi vểnh, lông xù dựng lên như cục bông.

Tính cách

  • Trung thành tuyệt đối, hết lòng với chủ nhân, chỉ phục vụ cho một người trong suốt cuộc đời.
  • Tự tin, độc lập, mạnh mẽ nhưng cũng rất chừng mực và điềm tĩnh.
  • Thông minh, ham học hỏi.
  • Ưa sạch sẽ, kỹ tính.
  • Thích chơi đùa dưới nước và bơi lội.
  • Khá hung dữ, rất cảnh giác, sẵn sàng tấn công đối phương nếu bị đe dọa.

Giá trung bình cho một chú chó Shiba Inu

Giá chó shiba inu không hề rẻ, nếu được sinh sản tại Việt Nam chó shiba inu giá dao động khoảng từ 20 đến 30 triệu đồng, với những chú chó Shiba có bố mẹ nhập từ nước ngoài thì có giá khoảng 40 đến 50 triệu đồng. Đặc biệt với shiba inu gắn mác “Made in Japan” có giá 120 triệu đồng.

Yếu tố chính ảnh hưởng đến giá giống chó chó Shiba Inu

Nguồn gốc, xuất xứ là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới giá bán chó Shiba. Hai nguồn cung cấp chó Shiba Inu chính ra thị trường là chó sinh sản tại các trại trong nước hoặc nhập khẩu.

  • Giá chó Shiba nhập Nhật Bản là cao nhất do chính sách hạn chế xuất khẩu của chính phủ. Công ty Cổ phần Dogily Việt Nam là một trong số ít các đơn vị có thể nhận order mua chó Shiba từ Nhật Bản với mức giá tốt nhất. Chó nhập châu Âu (Nga, Ba Lan, Ucraina…) giá thấp hơn và thủ tục cũng dễ dàng hơn.
  • Ở phân khúc tiếp theo là chó nhập Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan… Chó Shiba sinh tại Việt Nam có giá tương đối hợp lý nhưng cũng là đắt nhất so với mặt bằng các giống chó cảnh khác. Chất lượng chó Shiba Inu sinh tại Việt nam cũng được nâng cao và ngày càng được cải thiện. Shiba Inu sinh tại các trang trại của Dogily Pet Shop ở Tphcm và Hà Nội hiện tại có chất lượng tương đương với chó nhập Thái Lan.
  • Yếu tố phả hệ cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá bán chó Shiba, đặc biệt là đối với chó nhập khẩu. Shiba Inu có ông bà, bố mẹ đạt các giải cao trong Dogshow tầm quốc gia, châu lục và thế giới, giá bán sẽ chênh lệch có khi vài nghìn USD so với chó có phả hệ bình thường.

Những điều cần biết khi chọn mua giống chó Shiba

  • Ngoại hình: Nên chọn những bé có thân hình cân đối, dáng gọn gàng. Dáng đứng oai vệ, di chuyển nhanh nhẹn, linh hoạt.
  • Chó con phải bụ bẫm, tứ chi chắc khoẻ. Không bị khuyết tật ở các bộ phận. Kiểm tra da thật kĩ phải sạch và không có tình trạng viêm nấm.
  • Kiểm tra phản ứng: Nên chọn chó Shiba có tính cách mạnh mẽ, tự tin, luôn vui tươi và năng động. Đặc biệt, không chọn những bé thiếu sức sống, vận động kém.
  • Chọn shiba có bộ lông 2 lớp dày, phần lông bảo vệ trên vai phải xù ra khỏi cơ thể khoảng 4-5 cm. Lông đuôi xù và cong lên phía lưng.
  • Tuổi đời: Trên 2 tháng tuổi, được tiêm chủng đầy đủ vắc xin.

Lưu ý: Cần yêu cầu bên bán chó shiba inu phải cung cấp đầy đủ sổ theo dõi khám chữa bệnh, lịch tiêm phòng, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, hợp đồng mua bán. Nên tìm hiểu thật kỹ về các chính sách bảo hành, hỗ trợ trong từng trường hợp.

Những nhánh của giống chó Shiba phổ biến nhất 2021

  • Husky Inu: Husky Siberian lai Shiba Inu
  • PomShi: Chó Phốc sóc Pomeranian lai Shiba Inu
  • PooShi: Poodle lai Shiba Inu
  • ShiPin: Chó Phốc hươu Pinscher lai Shiba Inu
  • Shibadach: Chó Lạp xưởng Dachshund lai Shiba Inu
  • Shocker: Cooker Spaniel lai Shiba Inu
  • Corgi Inu: Pembroke Welsh Corgi lai Shiba Inu
  • Shiba Shep: Chó chăn cừu Đức lai Shiba Inu

Những lưu ý trong cách chăm sóc giống chó Shiba

Điều kiện để nuôi một chú chó Shiba cũng khá đơn giản. Tuy nhiên bạn phải đáp ứng được một số nhu cầu như sau:

Điều kiện sống

  • Chó Shiba Inu rất nghịch ngợm và hiếu động nên không gian sống cần rộng rãi, tốt nhất là nên có sân vườn cho chúng chạy nhảy. Shiba cũng có thể nuôi trong chung cư hoặc căn hộ nhỏ nhưng phải thường xuyên dắt chúng ra ngoài vận động ít nhất là 30 phút mỗi ngày.
  • Nơi ở của chó Shiba Inu cần thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Không nên tách nơi ở của chúng với con người vì chúng sẽ trở nên xas cách và hung hăng.

Chế độ giải trí và luyện tập

  • Nên cho Shiba đi dạo mỗi ngày và tập các bài tập thể lực như: Bơi lội, nhảy cao, chạy bộ, bắt bóng…
  • Để mắt đến Shiba Inu khi đi ra ngoài vì chúng hay chạy theo vật nuôi khác và dễ bị lạc
  • Huấn luyện các mệnh lệnh cho Shiba từ khi còn nhỏ để kiểm soát chúng dễ dàng hơn.
  • Không nên cho Shiba ở trong nhà quá lâu vì chúng sẽ dần sợ con người và trở nên nhút nhát.

Nhu cầu ăn uống

Chó Shiba Inu cần có chế độ dinh dưỡng khoa học để phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Thông thường, một chú chó Shiba có thể ăn 3 – 4 bữa/ngày theo khẩu phần ăn mỗi bữa như sau:

  • Shiba nặng 6 – 8kg: 103 – 119g.
  • Shiba nặng 8kg: 114g – 132g.
  • Shiba nặng 9kg: 125g – 144g.
  • Shiba nặng 10kg: 135g – 156g.
  • Shiba nặng trên 11kg: 145g – 166g.

Nhu cầu vệ sinh và chăm sóc lông

  • Cắt tỉa và chải lông thường xuyên bằng lược chuyên dụng cho chó Shiba để giảm thiểu tình trạng rụng lông, loại bỏ lông chết và kích thích mọc lông mới.
  • Việc cắt tỉa cần thực hiện từ 2 – 3 tháng một lần.
  • Tắm cho chó từ 01 – 02 lần mỗi tuần. Khi tắm phải làm sạch lỗ tai, nách chân, kẽ ngón chân, lỗ mũi… Sau khi tắm xong phải sấy khô lông cho chúng.
  • Cắt tỉa móng chân Shiba bằng kìm cắt móng và vệ sinh răng miệng thường xuyên để phòng tránh bệnh về đường hô hấp.

Những bệnh thường gặp ở giống chó Shiba

Giống chó Shiba Inu có tuổi thọ khoảng từ 12 – 15 năm, chúng khá khỏe mạnh nhưng dễ mắc bệnh di truyền và một số bệnh khác như:

  • Chứng loạn sản xương hông.
  • Nhiễm trùng tai – chủ yếu là do ống tai hẹp.
  • Tràn dưỡng cấp màng phổi.
  • Động kinh.
  • Dị ứng.
  • Đục thủy tinh thể.
  • Bệnh tăng nhãn áp – cả sơ cấp và thứ cấp – BVA / KC / ISDS.

Ngoài ra, bệnh Parvo, care, viêm gan, dại… cũng khá nguy hiểm với chó Shiba nhưng có thể phòng tránh bằng việc tiêm phòng vacine cho chúng đúng liệu trình.

So sánh giống chó Akita và Shiba

Nhìn chung giống chó Shiba và Akita khá giống nhau. Do đó bạn cần phải cẩn thận phân biệt 2 giống chó này qua các điểm sau:

Điểm giống nhau 

  • Tính cách giống mèo: Chó Akita và Shiba đều có tập tính giống mèo với tư duy độc lập, thường tách mình ra khỏi tập thể và có thói quen làm sạch cơ thể bằng cách liếm láp.
  • Rất giỏi đi săn: Cả hai loại chó này đều có nguồn gốc là giống chó săn nên khá hiếu chiên và được mệnh danh là những “tay” săn mồi cừ khôi.
  • Dễ bị phân tâm: Có bản tính độc lập nên Akita và Shiba thích di chuyển theo ý mình và rượt đuổi theo những loại thú nhỏ, đôi khi chúng cũng quên luôn việc nghe lời chủ nhân.

So sánh giống chó Akita và Shiba

Điểm khác nhau 

Điểm khác nhau dễ nhận thấy được chính là ngoại hình và bộ lông của Shiba và Akita.

Ngoại hình

  • Chó Shiba: Nhỏ nhắn, xinh xắn với trọng lượng tiêu chuẩn từ 11 – 12kg.
  • Chó Akita: To gấp 3 – 5 lần Shiba, trọng lượng khoảng 30 – 55kg.

Bộ lông

  • Chó Shiba: Lông mềm mượt và dày, có màu nâu đỏ (từ nhạt sang sẫm màu), đen hoặc nâu.
  • Chó Akita: Lông của chó Akita chỉ có ba màu cơ bản là vện, trắng và vàng trắng.

Tập tính

Nếu Shiba là giống chó nhỏ nhắn nhưng mạnh mẽ thì Akita lại đặc biệt trung thành. Khi cảm thấy nguy hiểm, chó Akita sẽ gầm gừ với âm vực trầm để đe dọa đối thủ. Trong suốt cuộc đời mình chúng chỉ trung thành với một chủ nhân duy nhất và không có nhu cầu làm bạn với bất kỳ con vật nào khác.

Hy vọng những chia sẻ về đặc điểm chó Shiba Inu; cách chăm sóc chó Shiba ở trên đã giúp bạn hiểu thêm về giống chó cảnh này. Hãy yêu thương chúng chân thành, chúng sẽ trở thành người đồng hành tuyệt vời trong cuộc sống của bạn.

Nguồn: zoipet.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chăm sóc mèo cảnh

Những bệnh thường gặp ở mèo Anh lông ngắn

Những bệnh thường gặp ở mèo Anh lông ngắn

Những bệnh thường gặp ở mèo Anh lông ngắn mà bạn nên biết. Cũng như mèo Anh lông dài mèo …
Xem Chi Tiết
Mèo anh lông xám

Vệ sinh cho mèo Anh lông ngắn và những điều nên biết

Vệ sinh cho mèo Anh lông ngắn và những điều nên biết. Mèo là loại động vật đáng yêu và …
Xem Chi Tiết
Phụ kiện cần thiết dành cho mèo Anh lông ngắn

Phụ kiện cần thiết dành cho mèo Anh lông ngắn

Phụ kiện mèo cần thiết cho mèo Anh lông ngắn mà bạn nên biết. Ngày nay xu hướng nuôi thú …
Xem Chi Tiết
Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho mèo con tốt nhất

Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho mèo con tốt nhất

Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho mèo con tốt nhất mà bạn nên biết. Một chú mèo cảnh đẹp …
Xem Chi Tiết
Cách phối giống chuẩn để cho ra đời mèo Anh lông ngắn xám xanh

Cách phối giống chuẩn để cho ra đời mèo Anh lông ngắn xám xanh

Cách phối giống chuẩn để cho ra đời mèo Anh lông ngắn xám xanh. Ngày nay với xu hướng mọi …
Xem Chi Tiết
Những sai lầm cần tránh khi nuôi mèo cảnh

Những sai lầm cần tránh khi nuôi mèo cảnh

Những sai lầm cần tránh khi nuôi mèo cảnh. Mèo là loại động vật dễ thương. Có khả năng thích …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc cá cảnh

Cá Anh Đào - loài cá cảnh mang vẻ đẹp khó cưỡng

Cá Anh Đào – loài cá cảnh mang vẻ đẹp khó cưỡng

Cá anh đào là một loại cá đang thử cho những người mới bắt đầu nuôi cá cảnh. Chúng có …
Xem Chi Tiết
Cá vàng đuôi quạt - một sản phẩm của đột biến tự nhiên

Cá vàng đuôi quạt – một sản phẩm của đột biến tự nhiên

Nhắc đến cá cảnh, người ta sẽ thường nghĩ ngay tới cá vàng. Cá vàng là một loại cá có …
Xem Chi Tiết
Chăm Cá axolotl dễ dàng hơn khi nắm những điều sau

Cá axolotl – loài cá có vẻ ngoài vô cùng dễ thương

Cá Axolotl có tên gọi khác là cá khủng long 6 sừng. Chúng mang trên mình một vẻ đẹp độc …
Xem Chi Tiết
Cá Bút Chì Thái - "công cụ" vệ sinh cho các bể cá cảnh

Cá Bút Chì Thái – “công cụ” vệ sinh cho các bể cá cảnh

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một loài cá vệ sinh môi trường sống. Đó chính là …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc gà kiểng

Gà Sumatra

Tìm hiểu tất tần tật về gà Indonesia Sumatra – Giống gà chọi đuôi dài

Giống gà Sumatra là giống gà chọi sinh sống lâu tại xứ vạn đảo Indonesia. Giống gà này nổi tiếng …
Xem Chi Tiết
Những loại thực phẩm giúp bổ sung cơ bắp và sức chiến cho gà chọi

Những loại thực phẩm giúp bổ sung cơ bắp và sức chiến cho gà chọi

Để có một chú gà chọi khỏe mạnh, săn chắc, lực lưỡng và sở hữu khả năng chiến đấu tốt …
Xem Chi Tiết
Săn lùng gà nước tại miền Tây sông nước

Săn lùng gà nước tại miền Tây sông nước

Giống gà nước hay còn được biết đến với cái tên cúm cúm được người dân thuần hóa và nuôi …
Xem Chi Tiết
Kỹ thuật chăm sóc để chú gà của bạn có bộ lông mềm mượt

Kỹ thuật chăm sóc để chú gà của bạn có bộ lông mềm mượt

Phong chào chơi gà kiểng đang phát triển toàn diện ở Việt Nam và trên thế giới. Khi người dân …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc thú nuôi khác

Cách nuôi chuột Hamster

Bỏ túi cẩm nang nuôi chuột Hamster đúng cách

Chúng ta thường lầm tưởng rằng những loài động vật càng nhỏ thì càng dễ chăm sóc. Nhưng sự thật …
Xem Chi Tiết
cách cho Sóc Bay Úc ăn

Cách chăm sóc một em Sóc Bay Úc nhỏ xinh

Sóc Bay Úc có tên Tiếng Anh là Sugar Glider. Nó là một loài động có túi (giống như Kangaroo) …
Xem Chi Tiết
Bí quyết chăm sóc rùa cảnh từ A đến Z

Bí quyết chăm sóc rùa cảnh từ A đến Z

Rùa thông thường có kích thước khá to. Chúng phải sống cùng tự nhiên mới có thể tồn tại lâu …
Xem Chi Tiết
nuôi chuột nhà lang

Trở thành bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho Chuột nhà lang

Danh sách thú cưng ở nước ta ngày càng phong phú và đa dạng. Những năm gần đây còn xuất …
Xem Chi Tiết

Mô hình nuôi

Mô hình nuôi mèo cảnh - từ sở thích đến "đại gia tiền tỷ"

Mô hình nuôi mèo cảnh – từ sở thích đến “đại gia tiền tỷ”

Nuôi mèo cảnh đã trở thành xu thế, không chỉ dành riêng cho giới nhà giàu. Ngày nay, ai cũng …
Xem Chi Tiết
cho-canh-ngay-cang-duoc-ua-chuong

Sở hữu 2 cửa hàng kinh doanh chó, mỗi tháng ngồi đếm cả trăm triệu

Kinh doanh chó mèo đang trở thành nghề “hái ra tiền” với lợi nhuận khủng lên đến hàng trăm triệu …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cá cảnh - từ ý tưởng đến hiện thực là cả 1 hành trình dài

Mô hình nuôi cá cảnh – từ ý tưởng đến hiện thực là cả 1 hành trình dài

Nuôi cá cảnh xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, khoảng hơn chục năm trở về trước. Quy mô …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi gà cảnh thành công từ chữ tín, cái tâm

Mô hình nuôi gà cảnh thành công từ chữ tín, cái tâm

Mô hình nuôi gà cảnh không quá phổ biến ở nước ta trong 4 – 5 năm trước đây. Thời …
Xem Chi Tiết