
Giống Gà H’Mông Đen là giống gà quý hiếm của đồng bào dân tộc Mông ở vùng Tây Bắc, với màu sắc đặc trưng, thịt và lông đen tuyền đây là giống gà quý hiếm hàng bậc nhất trong giống gà của nước ta hiện nay.
Giống gà H’Mong còn được biết đến với các cái tên như gà Mèo, gà Mông đen có nguồn gốc tại các vùng núi phía Bắc, Việt Nam. Gà được người dân H’Mông nuôi thả quảng canh. Đây là giống gà quý hiếm của Việt Nam với đặc điểm nổi bật với lông; thịt và thậm chí xương cũng đen với hàm lượng dinh dưỡng cao; cùng với đó là rất ít mỡ và vẻ bề ngoài đen tuyền. Hiện nay, ngoài việc cung cấp làm thực phẩm giống gà này cũng được nhiều người săn đón về vẻ đẹp và quý hiếm.
Gà H’Mông có dáng vẻ ngoài to cao; nhiều lông nhất là lông màu hoa mơ đen tuyền, trắng tuyền, mào cờ. Gà H’Mông thịt dai chắc, xương; thịt có thể làm thuốc chữa bệnh, lượng mỡ rất ít, thịt dai chắc, nhìn chung, chúng có thịt, xương có màu đen, chân có 5 móng; hàm lượng mỡ trong thịt ít nên ăn không bị ngán. Đặc biệt là ăn thịt chắc, ròn, thơm ngon. Trung bình mỗi con gà đã nặng từ 8 lạng–1 kg. Gà nuôi khoảng hơn 5 tháng, trọng lượng đạt từ 1,5-1,8 kg bắt đầu đẻ trứng.
Đặc điểm
Gà con 01 ngày tuổi cả con trống và con mái đều có màu lông hung nâu, hung đen và sọc dưa. Gà trưởng thành có hình dáng cân đối, chân cao màu đen; màu sắc lông đa dạng, phần lớn có màu da thịt đen và phủ tạng đen, số ít da trắng, thịt trắng. Gà H’Mông có chất lượng thịt thơm ngon; ít mỡ và được người tiêu dùng coi như là một giống gà thuốc và bồi bổ cơ thể.
Gà Mông đen rất giống với gà rừng, gà ác nên trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại gà Mông đen; nhưng là loại lai tạp. Điểm khác biệt lớn nhất là gà Mông đen chính gốc có đầu, mào, chân 4 ngón; máu và nội tạng đen hoàn toàn. Cân nặng trung bình gà Mông đen trưởng thành từ 1,2 kg đến 1,5 kg/con; hàm lượng mỡ trong thịt ít, thịt săn chắc. Trong khi gà ác chân có 5 ngón, mào đỏ hoặc có lông trên mào
Thể chất
Đối với gà sinh sản, nuôi đến 8 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống là 93%; 20 tuần tuổi đạt trên 85%. Trọng lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi là 747g đối với con trống và 626 g đối với con mái, lúc 20 tuần tuổi con trống nặng 1713g và con mái nặng 1256g. Trong quá trình đẻ trứng, khối lượng cơ thể gà vẫn tăng lên; lúc 38 tuần tuổi (9 tháng tuổi) gà trống có khối lượng là 2023 g và gà mái là 1565g. Tiêu tốn thức ăn cho 01 gà trong giai đoạn từ 1-9 tuần là 1,95 kg, từ 10-20 tuần là 5,7 kg/mái; tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng là 3,26 kg.
Gà đẻ quả trứng đầu tiên lúc 140 ngày tuổi. Năng suất trứng của gà tăng dần qua các tuần đẻ và đạt đỉnh cao ở 30 tuần tuổi (50%) sau đó giảm dần và giữ ở mức 27-37% do gà có hiện tượng ấp bóng và thay lông. Tính đến 60 tuần tuổi; năng suất trứng/mái là 92 quả. Khối lượng trứng gà H’Mông đạt ổn định là 45g. Khi đưa trứng vào ấp nở thì cho thấy tỷ lệ trứng có phối đạt cao (98%); tỷ lệ nở/ tổng trứng ấp đạt 88%.
Giống gà này chủ yếu được nuôi ở các tỉnh miền núi phía bắc với số lượng ít cộng với khả năng sinh sản thấp; do vậy khó phát triển thành sản phẩm hàng hóa nhưng trong những năm gần đây; nhiều người chăn nuôi quan tâm đặc biệt đến giống gà này. Đây là giống gà rất dễ nuôi, sau khi úm 1 tháng thì thả vườn nuôi tự nhiên; gà H’Mông thích nghi tốt với điều kiện thời tiết; khí hậu; phù hợp với phương thức chăn nuôi bán chăn thả của người dân địa phương; giống gà này có sức đề kháng rất tốt; hầu như không bị bệnh tật gì trong quá trình chăn nuôi; tỷ lệ gà sống đạt gần 100%.
Chăn nuôi
Gà Mông đen dễ nuôi hơn so với các loại gà khác, thức ăn là những loại rau như rau muống; rau lấp trộn với cám ngô, sắn, lúa mỗi đợt đẻ từ 10 – 12 quả, quả nhỏ như trứng gà ri; mùi rất thơm. Gà nuôi từ 133 đến 141 ngày bắt đầu đẻ trứng; năng suất từ 66 – 74 quả/mái/năm; tỷ lệ ấp nở từ 77 – 79%. Đối với gà H’Mông thương phẩm (nuôi 12 tuần tuổi); tỷ lệ nuôi sống từ 94 – 97%, trọng lượng đạt từ 1 – 1,1 kg/con.
Nuôi thịt đến 12 tuần tuổi gà có tỷ lệ nuôi sống 93%; khối lượng gà đạt bình quân 1052g; tiêu tốn thức ăn/con là 3958g. Hiện nay, để nâng cao năng suất sinh sản của giống gà này; các nhà khoa học một mặt đang tập trung vào nghiên cứu chọn lọc nhân thuần; mặt khác tiến hành lai tạo giống gà này với các giống gà khác như gà Ai cập (ưu thế về năng suất trứng) để tạo ra con lai có năng suất trứng cao.
Gà H’mông được người H’mông được thả tự nhiên trên các nương ngô; đồi sắn, tự kiếm ăn cả ngày; tối mới về chuồng nên tập tính còn tương đối hoang dã; thức ăn chủ yếu của chúng là giun; dế, ngô, thóc…. bản thân gà H’mông có thịt tốt: da dày giòn; thịt săn nhưng không dai; ít mỡ, hương thơm và có vị ngọt đậm do cách nuôi như vậy đã hình thành nên các giá trị phẩm chất cao của gà H’mông.
Cách nuôi gà H’mông của dân tộc Mông
Mùi vị thì rất phù hợp với khẩu vị người Việt; gà H’mông là đặc sản quý; các món ăn làm từ giống gà này dù đơn giản hay phức tạp cũng có sự hấp dẫn lạ kỳ bởi phẩm chất thịt; hương vị tự nhiên đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại thịt nào.
Các kiểu chế biến gà H’mông thì rất nhiều, nhưng phổ biến vẫn hấp và nướng. khi ăn có thêm một chén muối ớt giã nhuyễn; thêm chút chanh dùng đũa khuấy nhẹ cho sủi bọt lăn tăn để trộn đều với nhau; chấm miếng thịt gà dai ngọt, da thì giòn sựt hòa quyện với hương thơm của muối, chanh và ớt thật làm nên một hương vị thơm ngon khó tả.
Nếu đem nấu cháo cũng rất tuyệt vời, tinh túy của gà thấm vào từng hạt gạo rang thơm, phần thịt xé tơi cho vào trong bát cháo ăn vào có thể giải cảm và cải thiện sức khỏe. Chúng ta cũng có thể chế biến rất nhiều cách khác nhau để thưởng thức vị ngon mà gà H’mông mang lại như nấu lẩu, rang muối v.v….
Hiện nay gà H’mông phổ biến khá rộng rãi ở nhiều ở các địa phương; trên hết đây cũng là một trong những món được ưa thích hàng đầu tại Nam Phương Khánh Hòa, quý vị không cần phải lặn lội đường xa lên tận núi rừng mà chỉ cần đến với chúng tôi quý vị sẽ có những trải nghiệm về món gà H’mông vô cùng thú vị.
Nguồn: Traigiongthuha.com