
Để nuôi được một đàn gà khỏe mạnh điều kiện tiên quyết là đàn gà của bạn phải có sức khỏe tốt. Điều đầu tiên là lúc chọn giống gà phải chú ý. Tiếp theo đó là phải làm giảm tỉ lệ chết của gà con trong một tuần tuổi. Đây là quảng thời gian mới đẻ của gà con chúng còn non nớt, yếu ớt. Cần chú ý kỹ thuật nuôi dưỡng để chúng dần dần thích nghi và có thể tự sống ngoài môi trường.
Gà con trong một tuần tuổi từ khi mới nở cần phải được úm trong lồng ấm. Do suốt quá trình trong trứng chúng được đủ ấm bằng nhiệt lượng cơ thể mẹ. Nên chúng cần thời gian thích nghi với nhiệt độ môi trường. ngoài ra còn cần chú ý đến chế độ ăn của gà khi trong thời gian này chúng chưa thể tự kiếm ăn. Vậy nên cần thay đổi điều kiện môi trường và thức ăn thích hợp cho gà trong thời gian này.
Kỹ thuật nuôi dưỡng gà con từ khi mới nở
* Dụng cụ để úm:
+ Phòng úm: Có bạt che xung quanh và bên trên.
+ Quây úm: Bằng tôn, cót ép… có chiều cao 0,5m; mật độ 15-25 con/m2. Quây được nới rộng dần theo tuổi của gà và nhiệt độ môi trường.
+ Bố trí khay ăn, máng uống xen kẽ bảo đảm cho gà con ăn, uống được thuận tiện.
+ Chụp sưởi có thể là bóng điện, đèn hồng ngoại… treo cao 40-50cm so với mặt đất.
* Mật độ nuôi: Mật độ nuôi thay đổi theo mùa, mùa đông mật độ nuôi thường cao hơn mùa hè.
+ Gà hướng thịt: 9-10 con/m2 nền.
+ Gà hướng trứng: 10-11 con/m2 nền.
* Ánh sáng: 24/24 giờ.
* Nhiệt độ: Cần sưởi ẩm phòng úm 3-6 giờ tùy vào môi trường.
Nhiệt độ thích hợp:
+ Tuần đầu: 32 – 34oC
+ Tuần thứ hai: 29 -30 oC
+ Tuần thứ ba: 26 – 27 oC
+Tuần thứ tư: 22 – 25 oC
* Độ thông thoáng: Chọn thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày, ít gió lùa, kéo rèm che thích hợp để tăng độ thông thoáng cho chuồng úm.
* Máng uống và cho uống:
Ngày đầu pha 1 lít nước + 1g Vitamin C + 50g gllucose, sau đó cho uống Vitamin tổng hợp. Nước uống phải ấm.
* Máng ăn và cho ăn:
– Tuần đầu cho ăn bằng khay, mẹt và cho ăn ít một, hết lại cho ăn tiếp.
– Tuần thứ 2 có thể tập và chuyển dần cho gà sang ăn bằng các loại máng tròn.
Thức ăn cho gà có tỷ lệ protein thô từ 19 – 21% và năng lượng 2.800 – 2.900 kcal.
Những lưu ý cần biết khi chăm sóc gà non
– Nên vận chuyển gà con vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những ngày mưa bão hay áp thấp nhiệt đới.
– Đưa gà vào chuồng úm, cho gà uống nước pha Electrotyle hoặc Vitamin C. Chỉ cho gà ăn tấm nấu hoặc tấm bắp nhuyễn ngâm sau khi gà nở ít nhất là 12 giờ, tiếp tục cho ăn, uống như thế đến 2 ngày.
– Sang ngày thứ 3 thì pha với lượng tăng dần thức ăn công nghiệp hoặc tự trộn phụ, phế phẩm.
– Trộn thuốc cầu trùng vào trong thức ăn cho gà từ ngày thứ 7 trở đi. Dùng Rigecoccin 1 gr/10 kg thức ăn (hoặc dùng Sulfamid trộn tỷ lệ 5%).Thay giấy lót đáy chuồng và dọn phân mỗi ngày.
Kỹ thuật nuôi dưỡng gà sau 3 đến 6 tuần tuổi:
Sau 3 tuần tuổi chuyển thức ăn gà con sang thức ăn gà dò:
Ngày chuyển thức ăn | Thức ăn gà con(%) | Thức ăn gà dò (%) |
Ngày thứ 1 | 75 | 25 |
Ngày thứ 2 | 75 | 25 |
Ngày thứ 3 | 50 | 50 |
Ngày thứ 4 | 50 | 50 |
Ngày thứ 5 | 25 | 75 |
Ngày thứ 6 | 25 | 75 |
Ngày thứ 7 | 0 | 100 |
– Đối với chất độn chuồng: Cần thường xuyên đảo đều, hót chất độn chuồng ẩm ướt, phân bết ở xung quanh máng ăn, máng uống và bổ sung chất độn chuồng mới.
– Cắt mỏ gà:
+Để tránh hiện tượng gà mổ cắn nhau, tiến hành cắt mỏ gà vào lúc gà được 10-12 ngày tuổi.
+ Khi cắt cần lưu ý cắt 1/3 mỏ trên và là kỹ để tránh chảy máu.
+ Đối với gà trống cần cắt cẩn thận để cho mỏ bằng.
* Chăn thả:
– Đối với giống gà nuôi thả vườn, gà con sau 4 tuần tuổi có thể thả ra vườn. Tuy nhiên khi mới bắt đầu thả gà con ra vườn cần lưu ý thả tăng dần thời gian và diện tích chăn thả.
– Chỉ thả khi vườn khô ráo, thời tiết ấm áp, để cho gà làm quen dần với môi trường bên ngoài.
Nguồn: baohungyen.vn