Danh sách thú cưng ở nước ta ngày càng phong phú và đa dạng. Những năm gần đây còn xuất hiện một cái tên mới là Chuột nhà lang. Hay còn gọi là Bọ Ú lông xù. Số lượng nuôi và yêu thích Bọ Ú lông xù ngày càng tăng nhanh. Chuột nhà lang sẽ là lựa chọn hoàn hảo vì dễ thương và bộ lông bông mịn như thú bông sẽ làm bạn thích thú khi ôm chúng trên tay. Để nuôi được nó đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức vững vàng về loài này.
Kiểm tra mắt của Chuột nhà lang
Hãy quan sát mắt của các bé bọ ú lông xù Guinea Pig nhé, các bé khỏe mạnh thì mắt sẽ mở to, không híp hay đỏ hoặc chảy nước mắt. Nếu bạn phát hiện mắt bé hơi híp híp, có nước mắt chảy ra hoặc mắt bé bọ ú của bạn bị mờ đục thì mắt bé có vấn đề rồi đấy nha. Có thể do bụi hoặc vật gì như bụi cỏ, bụi mạt cưa vướng vào mắt của bé bọ ú lông xù của bạn. Đôi khi có thể là do các bé bị tắt tuyến lẹ. Bạn hãy thử dùng thuốc nhỏ mắt nhỏ vào cho bé. Nếu bé bọ ú của bạn vẫn chưa khỏe hơn thì hãy mang các bé tới tiệm thú y để bác sĩ trợ giúp ngay nhé.
Theo dõi việc ăn uống của các bạn
Nếu bạn thấy Chuột nhà lang ăn rồi nhả ra, thì có thể bé không thích món ăn đó. Bạn hãy đổi món cho bé xem thế nào nhé!
Tuy nhiên nếu sức khỏe bé có vấn đề thực sự, bé sẽ chán ăn, không hứng thú với việc ăn uống. Hãy nhanh chóng bổ sung một số loại thức ăn thiết yếu giàu chất dinh dưỡng hoặc các loại thức ăn mà bình thường bé thích ăn đồng thời bổ sung thêm vitatmin qua nước uống cho các bé nhé.
Sau đó hãy kiểm tra kỹ hơn, có thể các bé bọ ú lông xù guinea pig của bạn đang bị biếng ăn do vấn đề về răng miệng (có nấm trong miệng, gây nhiễm trùng dẫn đến các bé lười ăn), cũng có thể răng của các bé không được bào mòn dẫn đến ra cắn vào môi hay các răng ko khớp nhau làm các bé bọ ú khó gặm thức ăn. Lúc này bạn nên cho các bé ăn các món ăn cứng để bào mòn răng cho các bé. Các bé guinea pig cũng giống như hamster, răng các bé sẽ dài ra nên chúng cần được bào mòn thường xuyên.
Cách di chuyển
Nếu thí bé Chuột nhà lang của bạn đang đi khập khiễng. Hãy kiễm tra ngay bàn chân của bọ ú Guinea Pig có bị sưng hay tấy đỏ gì không. Sưng, đỏ tấy là do nấm, vi khuẩn gây nên. Ngoài ra, bọ ú Guinea Pig đi khập khiễng còn do móng chân mọc quá dài. Bạn cũng phải chú ý là thường xuyên cắt móng chân cho bé nha. Có vài trường hợp chân Chuột nhà lang không cử động được, đó là do sự thiếu hụt canxi hay bị bong gân, trặc cơ. Lúc này bạn phải nhanh chóng đem bé ra tiệm thú y ngay nha.
Kiểm tra lông
Nhìn tổng thể xem bé guinea pig của bạn có khoẻ không? trông bé vui hay uể oải. Tai của bé cưng của bạn có dựng lên o, hay cụp xuống hơn mọi ngày ? ( đối với những bé tai dựng ). bé có năng nổ, đòi ăn vào mỗi buổi sáng o ( cái này hầu như bọ ú Guinea Pig nào cũng có )nếu có thì phải tìm hiểu ngay nguyên nhân do đâu, thí dụ như bọ ú Guinea Pig có bị sưng ở đâu o. bọ ú Guinea Pig không thể hiện những triệu chứng khác thường sớm hơn chúng trở bênh, vì bé nó là động vật bị ăn thịt, đôi khi dấu đi tình trạng sức khoẻ của mình cũng là 1 cách tự vệ )
Tiếp theo, hãy mang bọ ú Guinea Pig ra ngoài và kiểm tra xem bé có bị ốm đi không. Kĩ càng hơn thì phải cân đo thường xuyên để theo dõi sức khoẻ. Nếu có bị ốm thì phải bổ sung thêm cho bé nhiều thức ăn, có khoẻ mới chống lại đc bệnh tật.
Vuốt ve bọ ú Guinea Pig thường xuyên sẽ dễ nhận ra bé có bị ốm đi không. Và nếu bé có bị rụng lông thì cũng dễ biết hơn. Rụng lông là do nhiều nguyên nhân. Điển hình như bị chấy, rận, bị nấm hay dị ứng với xà bông tắm. Lồng quaá dơ cũng gián tiếp gây nên rụng lông. Nếu thấy lông xấu đi thì phải bổ sung thêm Vitamin C cho bọ ú Guinea Pig.
Tình trạng bé đau đớn, khó khăn khi tiểu
Nếu thấy bọ ú Guinea Pig cố co người lại và bạn có thể nghe những tiếng khúc khích, rê rế ở bên dưới chúng thì có thể bọ ú Guinea Pig đã bị nhiễm trùng đường bài tiết nc tiểu. Phải mang đến Bác sĩ ngay. Nếu tiểu ra máu thì bọ ú Guinea Pig đã bị sỏi thận, bọc mủ tử cung hay nhiễm trùng đường bài tiết
Nếu bị bón thì tăng thêm số lượng thức ăn tươi như rau, quả
Một vấn đề quan trọng cần để ý đến là phân của bé. Nếu phân mềm, ướt thì các bé của bạn có thể bị tiêu chảy rồi đó. Bạn hãy giảm lượng thức ăn tươi cho các bé nha, tăng lượng thức ăn khô như cám, thức ăn chuyên dùng. Vệ sinh kĩ lồng của bé, lấy khăn ấm lau chỗ ấy cho bọ ú Guinea Pig
Nếu thấy máu thì xác định máu từ đâu ra, máu từ vết thương hay nước tiểu và cũng phải để ý xem phân của bé có máu ko nhé ( nếu co thì bị táo bón nặng ). Màu của phân là do thức ăn.
Kiểm tra mũi, lưỡi của Chuột nhà lang
Cần phải để ý xem bé có những tiếng lách cách phát ra từ phổi không ( bằng cách áp tai vào lồng ngực của chúng nghe thử). Nếu nghe tiếng lách cách, thở khò khè như ông già maybe đã bị cảm ( hay nhiễm trùng đường hô hấp ) T nghĩ là phải cho ăn thức ăn có Vitamin C (như trái cây) vào.
Phải kiểm tra xem lưỡi của bọ ú Guinea Pig có bị sưng, lở gì không. Đôi khi bọ ú Guinea Pig ăn táo hay thức ăn gì cứng vào, nó ma sát với lưỡi, làm rát lưỡi của bọ ú Guinea Pig có thể gây nhiễm trùng cho các bé
Nếu bạn sử dụng mùn cưa hay dăm bào.. thì để ý kiểm tra xem vật liệu lót chuồng ấy có đâm hay dính vào chỗ ấy của bọ ú Guinea Pig không. Nếu bị đâm hay dính vào đó 1 thời gian có thể gây nhiễm trùng. Bạn nên sử dụng gỗ nén để lót chuồng cho các bé. Gỗ nén khi thấm nước tiểu sẽ tan ra thành đất, không có dăm cứng nên sẽ ít gây hại nếu không may vương vào mắt các bé nha
Bệnh sco-but ( thiếu vitamin c trong khẩu phần ăn hằng ngày)
Cách chữa
Cho bé ăn nhiều rau quả, 1 củ cà rốt 1 ngày.Chú ý đừng cho bọ ú Guinea Pig ăn những thứ ẩm mốc, và quá ướt. Nếu bọ ú Guinea Pig của bạn ít ăn hay thình lình có những triệu chứng như sau thì phải mang đến bác sĩ thú y xem thử:
- Khi vô tính, thiến bọ ú Guinea Pig có dấu hiệu xâú ( bọ ú Guinea Pig sẽ dễ bị nhiễm trùng, sưng tấy chỗ đó, đôi khi dẫn đến tử vong )
- Đục nhân mắt ( mắt bị đục, có màu trắng giữa tròng mắt )
- Thêm nhiều cái vú (thường thì chỉ có 2) => những bọ ú Guinea Pig thuộc dòng giống của nó sau này sẽ không có khả năng cho sữa, hay những cái vú dư đó sẽ không cho sữa được
- Xuất hiện thêm ngón chân ở chân sau ( VD: Chân sau có 4 ngón )
- Mắt của bọ ú Guinea Pig nhỏ hơn bình thường ( thị lực kém, nhưng có thể sống bình thường trong quãng đời )
- Mi Mắt bị sưng, lồi ra. Có dấu hiệu va chạm mạnh, miệng bị đau, sưng.
- Mọc răng ( chán ăn, ăn ít, khi nhai khó cử động quai hàm )
- Sự bất thường khi mang thai ( chán ăn, lờ đờ sau 2 tuần mang thai, có thể sau đó sẽ dấn đến sảy thai)
Nguyên nhân
- Ăn nhiều quá
- Bị stress
- Quá già, lồng quá hẹp, bị bệnh …
Phòng ngừa
- Đừng cho bé ăn quá nhiều
- Cho bọ ú Guinea Pig 1 cái lồng bự, nhiều thức ăn
- Đừng nâng bọ ú Guinea Pig lên cao
- Đừng để bé 1 mình
- Kiểm tra sức khoẻ hàng ngày
- Sinh con sớm
Lưu ý khi bị chuột nhà Lang cắn
Đảm bảo chắc chắn rằng trong lồng nuôi có những thứ đồ vật cho chúng mài răng. Điều này có thể làm giảm đi khả năng chuột lang cắn người. “Que ngậm” bằng gỗ thường sẽ bị chúng bỏ qua, vì thế không có tác dụng, một hang ngầm bằng gỗ là tốt nhất.
Đảm bảo chắc chắn cung cấp không giới hạn cỏ Timothy. Đối với chuột con khoảng 4 tháng tuổi, chuột mẹ mang thai hoặc đang nuôi con. Có thể cho ăn hỗn hợp cỏ Timothy trong đó có ½ là cỏ linh lăng. Cỏ Timothy có thể cho chuột Lang gặm nhấm cả ngày. Cung cấp cho chúng tất cả lượng dinh dưỡng cần thiết. Giúp kích thích đường ruột, và giúp chuột Lang mài răng.
Sau khi chúng cắn bạn, đừng để chúng nằm ngửa bụng lên. Điều đó sẽ càng tăng cường hành động cắn người của chúng. Chúng cắn người để giảm bớt cảm giác áp lực của mình. Sau khi chúng cắn người, đừng bỏ chúng xuống ngay. Hãy tiếp tục ôm chú chuột Lang của bạn, vuốt ve nó, để chúng bình tĩnh lại rồi mới thả chúng xuống. Đây cũng là một cách huấn luyện chuột Lang.
Trước khi bế chuột Lang, đảm bảo chắc chắn rằng bạn đã rửa tay sạch sẽ, đặc biệt là sau khi xử lý thức ăn. Có khi là do mùi của bạn thu hút chúng, khiến chúng tưởng rằng tay của bạn là đồ ăn vặt.
Nguồn: petxinh.net