Nuôi chó Alaska có đơn giản như bạn nghĩ? Mặc dù chó đực Alaska có thể trở thành những con chó gia đình tuyệt vời. Nhưng chúng có thể thù địch với những vật nuôi khác trừ khi chúng được nuôi cùng nhau và với những con chó lạ, mặc dù chúng có xu hướng tốt với mọi người. Việc cân nhắc chăm sóc quan trọng khác trước khi chọn giống chó này là chải lông.
Alaskan Malamute có thân hình mạnh mẽ, cứng cáp được xây dựng để tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh. Nó ngự trị như một trong những giống chó lâu đời nhất mà ngoại hình ban đầu không bị thay đổi đáng kể. Loài chó thông minh này cần một công việc và khả năng lãnh đạo nhất quán để tránh trở nên buồn chán hoặc khó xử lý.
Những chú chó thuộc giống này rất nhạy cảm và cần nhiều bạn đồng hành và không gian rộng mở. Chúng không phù hợp với cuộc sống chung cư và chúng chắc chắn là những con chó lông xù cao cần được chải chuốt kỹ lưỡng để giữ cho bộ lông của chúng khỏe mạnh. Bạn nên dọn sạch lông chó cả năm, và đặc biệt là trong mùa rụng lông.
Alaskan Malamutes là những con chó năng lượng cao, và do đó yêu cầu tập thể dục mạnh mẽ. Nếu bạn định để họ ở nhà khi đang làm việc, bạn có thể thấy một số hành vi lo lắng, phá hoại. Thực tế là bắt buộc phải có người dắt chó hoặc người trông trẻ vào ban ngày nếu bạn không thể ở nhà.
Giới thiệu về giống chó Alaska
Chó Alaska là dòng chó lớn có thân hình to khỏe và cơ bắp, sống ở vùng khí hậu lạnh. Để nuôi được loài chó này ở Việt Nam cần phải chăm sóc kỹ càng.Giống chó Alaska (tên đầy đủ là Alaskan Malamute) là một giống chó hoang dã được thuần hóa. Chó Alaska, có vóc dáng to lớn, thân hình dũng mãnh và những nét rất đặc trưng của loài chó sói hoang dã. Chó Alaska có chiều cao trung bình từ 60 – 70 cm, và nặng từ 35 – 55kg.
Chó Alaska có một tỉ lệ rất cân đối giữa chiều cao, cân nặng, khung xương và cơ bắp. Những chú chó Alaska thuần chủng có chân rất lớn, cơ bắp và cơ bắp vì thế trước đó, loài cho này từng được nuôi để phục vụ cho công việc kéo xe nặng nhọc. Chó Alaska thường có mắt màu nâu hoặc nâu đen. Tai nhỏ và đầy lông tơ.
Mũi và mõm chó Alaska to khỏe nhìn cân đối với đầu, mõm không dài, thuôn nhỏ dần về phía mũi; nhưng không nhọn. Hai môi có viền mép đều phủ kín, hàm trên và dưới rộng, răng lớn. Đặc biệt, chó Alaska có bộ lông dày rậm không thấm nước, bộ lông của chó alska có những màu sắc khác nhau được chấp nhận như màu trắng pha xám đen, trắng pha xám lông chồn, trắng pha đen, trắng pha đỏ, nâu đỏ hoặc trắng tuyền. Đặc điểm rõ nhất cho dù Alaska có màu lông nào chăng nữa thì mõm và 4 chân phải là màu trắng.
Dinh dưỡng và thức ăn khi nuôi chó Alaska
Ông Nguyễn Văn Dũng (chủ cửa hàng chuyên bán chó cảnh trên đường Trường Chinh, Hà Nôi) tư vấn; dòng chó Alaskan có cơ thể to lớn và khỏe mạnh; tuy nhiên hệ tiêu hóa của chó Alaska khá kém có thể dẫn đến viêm đường ruột; vì vậy để nuôi dưỡng và chăm sóc tốt cho thể chất của loài chó này thì cần phải chú ý đến các chế độ ăn uống cho chó hợp lý; và đầy đủ chất dinh dưỡng cho chó để giúp con chó phát triển tốt.
Giai đoạn chó 1 -2 tháng tuổi
Cũng như các giống chó khác, thức ăn của chó Alaska cần đảm bảo được cung cấp đầy đủ các chất đạm, protein, canxi; các khoáng chất và vitamin để giúp chó phát triển toàn diện sức khỏe, thể lực, vóc dáng và bộ lông. Chó alaska con từ 1 – 2 tháng tuổi nên cho ăn cơm nhão trộn với thịt nạc; thịt gà xay, cho ăn loại thức ăn khô ngâm mềm với nước ấm. Chia thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày.
Giai đoạn chó từ 3-6 tháng tuổi
Chó Alaska từ 3 – 6 tháng tuổi cho ăn cơm trộn với các loại thịt; như thịt heo, bò, gà, bổ sung trứng gà, rau củ, thức ăn khô để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó phát triển; thức ăn của chó alaska ở độ tuổi này không nên nấu quá nhuyễn hay quá loãng. Ở giai đoạn này nên tránh cho chó ăn các loại xương lớn vì sẽ gây nguy hiểm cho chó.
Nuôi chó Alaska 6 tháng tuổi trở đi
Khi chó Alaska từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu cho chó ăn 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày; lúc này cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều canxi từ thịt, xương, đầu cổ gà, nội tạng động vật, protein, đạm, thức ăn khô; dành cho chó lớn, các loại rau xanh, củ quả, trái cây như bí, bắp cải, rau cần, cà rốt, củ cải, dưa leo, các loại đậu hạt,… Giai đoạn này nên cho chó gặm xương động vật, ăn thịt nguyên khối để rèn luyện cơ hàm cho chó; tuy nhiên lưu ý không nên cho chó ăn quá nhiều xương trong một ngày vì chó rất dễ bị táo bón.
Vệ sinh đúng cách cho chó Alaska
Do có bộ lông dày nên để giữ cho bộ lông Alaska luôn mượt và đẹp; cần phải vệ sinh lông hàng ngày, chải chuốt hàng tuần, tắm gội hàng tháng (hoặc 2 tháng). Khá vất vả và tốn nhiều thời gian. Ngoài ra, cần đánh răng ít nhất 2 lần / tuần; để ngăn bệnh răng miệng và hơi thở có mùi. Khẩu phần ăn của Alaska có nhiều thịt; nên miệng chúng rất dễ bị hôi.
Ở xứ lạnh, chúng sẽ làm sạch răng miệng bằng tuyết; còn ở Việt Nam không có tuyết nên bạn cần đánh răng cho chúng thường xuyên. Nên thực hiện việc chăm chút, chải lông và đánh răng cho loài chó này từ sớm; để chúng quen với những việc này. Dần dần chúng sẽ thích thú và tận hưởng khi được bạn vuốt ve, chải chuốt.
Kỹ năng huấn luyện chó Alaska
Alaska có tập tính bầy đàn và tổ chức rất chặt ché; và trong đàn thì 1 cá thể luôn phải nghe lệnh con bầy đàn. Việc huấn luyện trong nuôi chó Alaska về cơ bản tương đối dễ. Điều quan trọng nhất là bạn phải làm cho chúng hiểu lệnh và biết cách ra lệnh cho chúng.
Dù là giống chó có họ hàng gần với chó sói; tuy nhiên bản năng săn mồi của Alaska không hề mạnh mẽ (do qua nhiều thế hệ chỉ được lai tạo chuyên biệt cho việc kéo xe). Chúng rất hiền, hiếm khi đuổi theo các vật nuôi nhỏ; tha lôi đồ đạc hay tấn công người và những chú chó khác; trừ trường hợp bị tấn công trước, nên việc huấn luyện giao tiếp xã hội cũng khá nhẹ nhàng.
Nguồn: Vietq.vn