Thời điểm bể cá cảnh mới setup là thời điểm nhạy cảm nhất và cần được chăm sóc cẩn thận nhất. Theo thống kê, có đến 90% bể cá bị hỏng do bỏ qua khâu đầu tiên khá quan trọng này. Đây là thời gian bắt đầu, tùy theo quy trình mà thời gian chăm sóc bể có thể kéo dài từ 1 tuần đến 1 tháng hoặc hơn.
Các vấn đề thường thấy khi làm bể
– Rong rêu, tảo phát triển quá nhiều, bám vào đá, lá cản trở quá trình hấp thụ của lá, làm chết cây thuỷ sinh trong bể. Nguyên nhân là do chất dinh dưỡng trong nước trong bể cá cảnh mới lắp đặt quá nhiều mà cây trồng không thể hấp thụ được, vì vậy tảo sẽ thay thế cây đang phát triển để hấp thụ lượng dinh dưỡng dư thừa.
– Cây không bị bén rễ và có hiện tượng bị ủng. Nguyên nhân là do nhiều cây lá cạn chưa kịp thay lá đã bị ủng trước khi thay lá.
Hướng dẫn làm bể cá cảnh
Chuẩn bị bể nuôi
– Mẫu bể cá cảnh đẹp có thể to, nhỏ, ngắn, dài tùy vào không gian ngôi nhà và loại cá nuôi có hình dáng khác nhau.
– Bể cá có thể là bể đúc sẵn hoặc đặt làm theo yêu cầu, ý muốn của người chơi cá.
– Tùy thuộc vào loại cá nuôi là cá cảnh nước ngọt, nước mặn hay bể cá cảnh thủy sinh mà chọn loại bể cho phù hợp.
Thiết lập bể
Trước khi thả cá thì cần phải chuẩn bị nước bể và cảnh quan trong bể:
– Sau khi thiết lập cảnh quan trong bể như trồng cây thủy sinh, lũa, đá,… kiểm tra thấy chắc chắn thì cấp nước vào.
– Nếu sử dụng nước máy nên để nước bay hết Chlorine, nếu cấp trực tiếp vào bể cần sục khí ít nhất 1 ngày trước khi thả cá hoặc xử lý nước nếu nước bị nhiễm kim loại nặng.
– Nước cho chảy nhẹ, từ từ bám theo thành bể, tránh xối mạnh làm đục nước và ảnh hưởng đến cây mới trồng, đá, lũa…
– pH thích hợp để nuôi cá cảnh nước ngọt là từ 6,5 – 8, đối với cá cảnh biển là 8,1 – 8,3.
Tùy thuộc vào từng loại cá mà lắp đặt hệ thống lọc nước khác nhau cho bể. Với cá cảnh biển thì cần phải có máy làm mát nước, đảm bảo nước mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông. Nếu là bể thủy sinh thì cần phải trang bị thêm bình CO2.
Cách xử lý và quy trình bảo dưỡng bể cá cảnh mới được setup
1. Để đầu tư một hệ thống lọc tốt (chẳng hạn như bể cá cảnh có chiều cao 1m), bạn nên đầu tư máy lọc Atmat EF4, DF 1300 hoặc Atman AT-3338.
2. Thời gian bật đèn và khí cacbonic là 8 – 10 giờ.
3. Thời gian lọc nước trong bể ở trạng thái bật 24/24.
4. Thay nước 30% trong 2-3 ngày 1 lần; duy trì đến khi bể ổn định. Đến giai đoạn ổn định; thậm chí vài tháng không cần thay nước; chỉ cần châm thêm nước đã bốc hơi.
5. Khi thấy cây bắt đầu bị bám tảo nâu và không xanh mướt thì tắt bớt 1/2 số bóng đèn; giảm thời gian chiếu sáng xuống còn 4 – 6 tiếng một ngày; đồng thời thay nước với tần suất cao (1 ngày thay 50%).
6. Thả tép và các loại cá ăn rêu số lượng lớn. Với bể 1 mét nên thả tầm 100 con tép để chúng dễ dàng sinh sản ra 1 đàn tép đủ để kiềm chế và ăn sạch sẽ tảo nâu; các loại rêu khi mới manh nhanh phát triển. Có thể thả ít trước; nếu thấy rêu hại phát triển nhanh hơn khả năng ăn của tép thì nên tăng số lượng tép. Tép cảnh ăn rêu tảo lợi hại hơn bất cứ loại cá ăn rêu nào. Sau tép là các loại Ottos; Tỳ bà Vi dài; tỳ bà galaxy, panda, … tuyệt đối không thả bống vàng hoặc bút chì thường vì khi lớn chúng sẽ phá bể rất dữ.
7. Tép sẽ không ăn được rêu bám thành kính. Nhưng rất may mắn là chỉ cần dao cạo rêu inox không gỉ hoặc thậm chí là mút; bạn sẽ dễ dàng cạo sạch thành kính. Nên cạo hàng ngày để bể luôn sạch sẽ và trong vắt.
Làm sạch rêu trong bể cá cảnh
Nên cạo rêu hàng ngày để bể luôn sạch sẽ.
Vấn đề đau đầu nhất chính là rêu hại và tảo; nếu người chơi mới chưa quen xử lý có thể liên hệ ngay cho các đơn vị cung cấp dịch vụ bể cá để được nhận tư vấn tốt nhất. Khi bể hết rêu hại và tảo; nếu đủ ánh sáng, co2, đèn thì việc có một bể thủy sinh đẹp là điều rất đơn giản.
Nguồn: Thuycungxanh.vn