Cá La Hán là một cái tên được dân chơi cá cảnh nhắc đến nhiều nhất kể từ năm 2000 trở lại đây. Khác với các loại cá cảnh khác thuộc dòng cá nước ngọt, cá La Hán mang đặc trưng của giống cá cảnh nhiệt đới với màu sắc vô cùng hấp dẫn. Chính vì là giống cá cảnh nhiệt đới nên cách nuôi cá La Han cũng khác so với các giống cá nước ngọt khác. Để tìm hiểu kỹ hơn cách cách nuôi cá La Hán cũng như tìm hiểu về cách nhân giống mang lại hiệu quả cao thì mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Loài gá này được nhiều người nuôi cá cảnh yêu thích bởi màu sắc sặc sỡ của chúng; đồng thời là cái tên nghe vô cùng lạ lẫm và vui tai. Tên của loài cá này bắt nguồn từ hình dạng đầu của chúng có hai cục gù nhô lên; từ đó mà có cái tên cá La Hán ra đời. Thức ăn của loài cá này yêu cầu độ đạm cao hơn hẳn so với các loại cá cảnh bình thường khác. Và để có thể giúp bạn nuôi cá La Hán đem lại hiệu quả cao thì chúng tôi có gợi ý một số tiêu chí trong việc lựa chọn thức ăn, cũng như cách nhân giống trong bài viết dưới đây.
Tiêu chuẩn thức ăn nuôi cá La Hán
Cho chú cá La Hán cưng của mình ăn gì để lên đầu cực kỳ quan trọng. Theo các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong ngành; phải cung cấp nguồn thức ăn có độ đạm cao; chủ yếu là thịt động vật.
Thức ăn cho cá La Hán lúc còn nhỏ; nên cho cá ăn artemian. Khoảng 7 ngày ngày sau là có thể cho cá ăn các loại động vật và thịt tươi sống; trộn với thức ăn công nghiệp sẵn có trên thị trường.
Kỹ thuật cho ăn
Nên chia ra nhiều bữa nhỏ trong ngày để cho chúng ăn; không nên cho ăn nhiều cùng 1 lúc. Liều lượng cho cá ăn còn tùy vào dòng cá; thông thường cứ nhìn vào phần bụng cá; thấy bụng to hơn bình thường một chút là được; không cho ăn quá nhiều. Đồng thời nên rèn cho chúng ăn theo giờ cố định để sự sinh trưởng của chúng điều độ hơn.
Với chế độ dinh dưỡng như trên thì trong vòng từ 1 – 2 tháng; các bạn sẽ thấy kích thước phần u trên đầu của cá sẽ tăng đáng kể.
Môi trường sống cho cá
Cần phải thay nước cho cá để tạo môi trường tốt nhất cho cá sinh trưởng và phát triển tốt. Trung bình khoảng 5 – 7 ngày thay 1 lần; tùy vào độ đục và bẩn của hồ. Khi thay phải giữ lại trong hồ khoảng 1/3 thể tích;, đừng thay hết một lần cá sẽ sốc môi trường mới.
Tạo môi trường tự nhiên trong hồ như đổ ở dưới đáy 1 lớp sỏi; vừa lọc nước vừa giữ được độ pH ở mức phù hợp. Có thể trồng thêm thủy sinh hoặc san hô; để cá có nơi ẩn nấp và cung cấp oxy cho cá thở. Nên đặt hồ ở vị trí có thể hấp thụ được ánh sáng; vì đây cũng là một trong nhưng yếu tố giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt.
Kỹ thuật nhân giống cá La Hán
Cứ 1 – 2 tuần cho cá La Hán cái vào hồ của cá La Hán đực trong khoảng 1 – 2 tiếng; sự kích thích khi ở bên con cái sẽ làm cá đực tiết ra nhiều hormon khiến đầu cá phình to ra nhanh hơn nếu chỉ ở 1 mình.
Kích thích tính hung dữ. Với biện pháp này, có thể dùng một chiếc gương vào trong hồ để khi cá thấy mình trong gương lại tưởng nhầm là “đối thủ”, điều này sẽ kích thích sự tiết hormon trong cơ thể, cũng giúp kích thước u trên đầu tăng lên nhiều. Nhưng chỉ nên để trong một khoảng thời gian ngắn ( 1 – 2 tiếng/lần).
Ngoài ra có thể để cá đực thật nhưng chỉ là để cạnh nhau chứ không cho chung hồ nuôi, điều này cũng tạo ra tác dụng như những biện pháp trên.
Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn