Việc nuôi chim cảnh ngày nay được rất nhiều người yêu thích. Không chỉ thanh lịch, mà còn cực kỳ giải trí. Trong số đó, nhiều người đã chọn nuôi chim họa mi. Con chim này hót rất hay và nghịch ngợm. Vì vậy, chúng mang đến những phút giây thư giãn thoải mái. Như chúng ta đã biết, các loài chim nổi tiếng là khó thuần hóa, đặc biệt là đối với loài chim họa mi, thuần hóa chúng là một công việc gian khổ đòi hỏi sự kiên trì và thời gian. Vì vậy nhiều người lựa chọn chăm sóc chúng từ nhỏ để dễ thuần hóa.
Tuy nhiên việc nuôi họa mi từ khi còn nhỏ không phải là việc đơn giản. Nuôi họa mi đã khó nhưng việc chăm sóc làm sao cho chúng hót hay và khỏe mạnh lại càng khó hơn. Công việc này cần sự siêng năng và kiên trì của bạn. Do đó bạn cần tìm hiểu kĩ càng để chăm sóc cho vật nuôi của bạn tốt hơn. Dưới đây là một số thông tin cần thiết dành cho những ai muốn nuôi dưỡng chim họa mi non. Qua đó, nếu bạn có ý định nuôi thì hãy làm theo cách nuôi này.
Một số thông tin về giống chim họa mi
Những người mới chơi chim Họa mi thường thích nuôi những con non để dễ thuần và giúp chim nhanh dạn. Tuy nhiên nếu không thường xuyên tiếp xúc với chim non thì khả năng cao chim vẫn rất nhát; thậm chí nếu không có kinh nghiệm chim dễ bị mắc các tật như ngoái đầu, lộn santo …
Thường thì chim non mới về đều rất lành tính; nó vẫn chưa biết thế giới xung quanh nó là an toàn hay nguy hiểm. Chim non mới về thì nên cho chim vào lồng tắm trước rồi lấy bình xịt phun sương hoặc chai nước có nắp nhựa đục những lọ nhỏ ở trên xịt vào chân, đuôi và thân, xịt hơi ướt thôi chứ đừng ướt quá. Cho vào lồng tắm để sau này khi bắt đầu tập tắm chim sẽ không ngại, không bỡ ngỡ và làm như vậy để giúp chim loại bỏ được bụi bẩn ở những lồng nuôi chung.
Thiết kế lồng nuôi chăm sóc chim họa mi phù hợp
Nuôi chim non loài nào cũng vậy nên để cho nó ở trong một không gian rộng để chim có thể thoải mái bay lượn chuyền cành và không có cảm giác bị tù túng khi ở trong lồng. Nuôi chim dứt khoát phải có áo lồng vì mi non thường rất lắm tật nên khi chim tập làm quen với lồng mới thì phải che phần trên không sẽ xuất hiện tật ngoái ngay. Nếu chim non mới về cần chùm kín áo lồng và treo ở một nơi yên tĩnh để chim tâp làm quen dần. Sau một thời gian mới từ từ hé áo lồng để chim làm quen với thế giới xung quanh.
Không được thay đổi lồng liên tục hoặc treo gắn cái gì thấy khác là chim sẽ nhảy loạn xạ. Đừng ép chim sang lồng tắm, để nó tự qua; hoặc áp dụng cách đợi chim đói mồi rồi để mồi tươi nó thích ở bên lồng tắm, nó sẽ tìm cách qua. dần dần sẽ quen.
Treo lồng chim cách mặt đất khoảng từ 90 phân-1m. Khi sang tháng thứ 5-7 có thể treo cao lên 1 chút khoảng từ 1m8-2m . Từ 10 tháng đến khoảng 1 năm khi chim đã thuần thì nên treo ở độ cao hẳn lên tầm 2m rưỡi-3m. Tại sao nên làm như vậy? Vì khi chim đã thuần dược nuôi ở dưới đất, tầm thấp quá dài một thời gian thì ảnh hưởng đến chim rất nhiều; chim sẽ dễ lỗi có thể hay ngoái ngước nhìn lên. Do vậy khi chim càng thuần, qua từng độ tuổi của chim mà có cách đặt để treo lồng sao cho hợp lí.
Kinh nghiệm chăm sóc chim họa mi
Chim Họa mi non rất háu ăn lại dễ tính nên đút cái gì cũng ăn; thường thì thì sẽ cho chim ăn cám trứng hoặc gạo trộn trứng ngoài ra bổ sung thêm một sô mồi tươi như cào cào, dế, trứng kiến.
Nuôi mi non thường không hay bằng mi bổi chơi lên; nhưng cũng nếu biết cách nuôi chim sẽ nhanh dạn người, quấn quýt chủ, thân thiện và khôn ngoan. Nuôi non lên thì phải cho đi dượt nhiều mới hót được. Con mi non muốn nuôi kè lồng không sợ cứ nuôi khoảng hơn năm lồng, ốp mái hợp lý. Họa mi con do nuôi lồng từ nhỏ, mặc dù điều kiện có tốt; nhưng minh quản của nó ko phát triển tốt như chim bổi do đó giọng chim con nhỏ và ko vang.
Trên đây là một số kinh nghiệm nuôi Họa mi non. Với những người chơi chim kinh nghiệm lại khá ngại nuôi chim non vì nếu không có dịp gần gũi; tiếp xúc với mi thì nó vẫn sẽ nhát người lại có thể sinh ra nhiều tât mà nhiều nhất phải kể đến là ngoái đầu. Nếu đảm bảo được thời gian để chăm sóc và làm thân thì mới nuôi chim non. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: chimcanh.net