Cá La Hán là loại cá có được bằng phương pháp sinh sản lai tạo của các nghệ nhân cá cảnh, ngoài tự nhiên không có loài cá này. Trên thực tế, chúng là giống lai từ nhiều loài cá khác nhau cùng chung họ cá rô phi , họ rất đa dạng về số lượng loài, với hơn 400 loài. Cá La Hán lần đầu tiên xuất hiện trong bể cá ở Malaysia. Cá La Hán không chỉ là một loại cá cảnh đơn thuần mà nó còn được coi là vật nuôi mang đến “TÀI-LỘC” cho gia chủ. Vì vậy, đây được coi là loài cá cảnh có giá trị thẩm mỹ và giá trị phong thủy cao.
Trong quá trình sinh trưởng của cá La Hán, cá Lá Hán có thể bị nhiễm bệnh do ảnh hưởng của nguồn nước, thức ăn, vi khuẩn trong bể nuôi và các yếu tố khác. Giống như bất kỳ loài cá nào, cá La Hán có những dấu hiệu bất thường trước khi chúng bị mắc một loại bệnh nào đó, điều đó cho thấy người nuôi chăm sóc cẩn thận sẽ phát hiện ra. Nhiều trường hợp nếu được phát hiện kịp thời thì không cần sử dụng các biện pháp điều trị vừa tránh tốn kém, vừa giúp cá tránh được tình trạng kháng thuốc.
Nên làm gì khi cá La Hán có dấu hiệu bất thường?
Phải thường xuyên kiểm tra những chứng bệnh thường phát sinh trên thân thể cá La Hán. Bệnh của chúng phải căn cứ vào từng triệu chứng để xử lý.
Quan sát triệu chứng dựa vào tính thông thường; nếu phát hiện thấy cá xuất hiện những triệu chứng của bệnh hoặc hoặc những triệu chứng đặc biệt khác; nên mời người có kinh nghiệm đến quan sát kỹ.
Sản phẩm thuốc và lượng thuốc dùng trong các tài liệu chủ yếu là tham khảo; tốt nhất là có sự tư vấn của những nghệ nhân giàu kinh nghiệm hoặc các chuyên viên hướng dẫn cụ thể.
Xử ký bình thường
1. Tích lũy kiến thức: hiểu đặc tính của cá; hỏi kinh nghiệm của người khác như nuôi dưỡng như thế nào, cần chú ý những gì, ghi nhớ những trường hợp nuôi dưỡng thất bại để tránh.
2. Quan sát: Quan sát cá xem có gì khác với bình thường không; ví dụ như không ăn, chậm chạp, trên thân có vết thương, tư thế bơi không thuận…
3. Kiểm tra: nếu cho rằng có vấn đề thì hỏi; kiểm tra chất nước, nhiệt độ, môi trường, thói quen ăn hằng ngày và các trường hợp đặc biệt.
4. Thường xuyên thay nước, thay bông lọc, cố định thức ăn…
5. Cố định: cố định chất nước, cố dịnh nhiệt độ, cố định thói quen về thời gian cho ăn, cố định môi trường không thay đổi.
Xử lý tình huống
1. Quan sát kỹ: trước tiên tạm thời không cần cho thuốc. Có thể cho muối ăn không chứa i-ốt, tăng nhiệt độ để quan sát. Muối ăn có hiệu quả sát khuẩn; lượng dùng là 1 lít nước cho khoảng 1g. Cho thuốc lung tung sẽ làm cho cá sản sinh ra tính kháng thuốc.
2. Tìm phương pháp giải quyết: kiểm tra kỹ môi trường bể cá; điều kiện, thói quen sinh hoạt ngày thường, tình trạng bệnh.Tốt nhất là mời người có kinh nghiệm quan sát rồi tìm ra phương pháp giải quyết.
3. Hiểu đặc tính của thuốc: sau khi hỏi rõ tên thuốc nhất định phải hỏi đặc tính của thuốc; lượng dùng, phương thức phối hợp và các vấn đề cần chú ý.
4. Cách ly điều trị: ưu điểm là không ảnh hưởng đến những con cá khỏe mạnh. Cũng có thể tiết kiệm được lượng thuốc, phát hiện cá có thích hợp hay không để có thể nhanh chóng di chuyển đi nơi khác.
5. Tùy bệnh cho thuốc: đối với vi khuẩn xâm nhập, chất nước xấu…tiến hành diệt trừ vi khuẩn; cải thiện chất nước.
6. Lượng thuốc giảm 1 nửa: không cần dùng đủ thuốc trong 1 lần, để tránh cá chịu không nổi khi nồng độ thuốc mạnh.
7. Bộ phận thay nước: sau quá trình điều trị, nhất định phải nhanh chóng thay nước phần trên và phối lợp với sự hấp thu của cacbon hoạt tính, tránh không phải dùng thuốc lần sau và tiến hành thay đổi hóa học của thuốc còn sót lại trong bể.
Tập tính sinh sản
Sau 1 năm tuổi, cá La Hán sẽ trường thành và bước vào gia đoạn sinh sản. Người nuôi cá sẽ chọn ra hai cá thể cá trống và mái. Thường thì cá trống phải to; màu sắc tươi đẹp sức khỏe tốt, tiêu chuẩn sức khỏe để chọn cá mái cũng tương tự nhưng thường cá mái chọn giao phối phải nhỏ hơn. Họ thả 2 con giống này vào bể cá cảnh kính, sau đó được ngăn riêng ra bằng một tấm kính trong suốt, chờ cho đến khi cả hai thuần tính trở lại và bắt đầu có động thái thu hút nhau thì tấm kính sẽ được bỏ ra để. Chúng sẽ tự tạo ổ (thường là những hòn sỏi hoặc viên gạch tàu đặt sẵn dưới đáy hồ) và tiến hành đẻ trứng lên đó.
Bắt đầu quá trình đẻ trứng, ống sinh dục của cá mái sẽ lú ra và dán trứng lên giá thể, dán đến đâu cá La Hán trống sẽ bơi theo tưới tinh lên đó. Sau hai giờ đồng hồ thì cá đẻ xong, thường thì người ta vớt riêng hai con cá cha mẹ ra hoặc tách riêng giá trứng ra hồ khác để ấp trứng vì sợ hai con cá sẽ cắn nhau để giành ổ. Cá bột sẽ nở sau 48 giờ và được nuôi bằng thức ăn vi sinh hoặc bo bo nhỏ. Qua hai tuần cá có thể ăn thức ăn đặc chế và sau một tháng có thể tiến hành chọn lọc loại bỏ cá xấu không đạt tiêu chuẩn và giữ lại những cá con có hình thể đẹp tiếp tục nuôi đến trưởng thành.
Nguồn: Thuycungxanh.vn