Nhím kiểng là loài động vật ăn tạp. Nhím trong môi trường tự nhiên thích ăn các loại côn trùng còn nhím kiểng thì không. Thức ăn cho nhím kiểng rẻ, dễ kiếm và cũng đơn giản. Điều đặc biệt là các bé nhím cũng uống nước lọc như con người. Trong chuồng nhím chúng ta cần để nước để nhím có thể bổ sung kịp thời. Khi cho nhím ăn chúng ta cần tránh một số loại thực phẩm độc hại.
Nhím kiểng là một trong số các loại động bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ môi trường. Nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột cơ thể nhím không thể kịp thời thích nghi sẽ dễ phát bệnh. Nếu nghiêm trọng chúng có thể gây ra những hậu quả lớn cho chú nhím kiểng của bạn. Hãy cùng trang bị những kiến thức bổ ích sau đây để chăm sóc chú nhím kiểng của bạn thật tốt nhé!
Nhiệt độ quá nóng
Mức nhiệt độ khoảng 30-32 độ C là lúc nhím có sự thích nghi tốt nhất. Nó hơi thấp hơn nhiệt độ cơ thể người một chút. Nếu nhiệt độ bất ngờ tăng cao và kèm theo sự chủ quan của người nuôi (không để ý đến than nhiệt bé, không di chuyển chuồng đến nơi tốt hơn), thì rất có thể, bé nhà bạn sẽ rơi vào trạng thái hôn mê do mất đi một lượng lớn nước trong cơ thể. Và dĩ nhiên, điều này sẽ dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Nhiệt độ quá lạnh
cũng giống như trên, khi nhiệt độ đột nhiên hạ thấp, bé sẽ ngủ đông giống như tập tính của các họ hang ngoài hoang dã của chúng. Và trong rất ít trường hợp các bé sẽ thức tỉnh khi ấm áp dần. Một số khác thì do không kịp chuẩn bị thức ăn đầy đủ nên sẽ không thể chịu đựng nổi và sẽ ngủ mãi mãi. (thường chỉ gặp ở miền Bắc)
Giải pháp
Với khí hậu có sự chuyển biến phức tạp như Việt Nam, có rất nhiều điều cần phải lưu ý trong quá trình nuôi loài động vật này. Căn cứ tuỳ theo sự thay đổi khí hậu từng miền mà chúng tôi sẽ đưa ra một số vấn đề hay gặp khi nuôi nhím kiểng ở vùng miền đó:
-
Miền Bắc
Miền Bắc đặc trưng là mùa đông giá rét nhất trong số 3 miền của Việt Nam.Nnên các bạn cần phải hết sức chú ý khi môi trường trở lạnh. Các bạn nên trang bị thêm bong đèn vàng (đèn sợi tóc) vào chuồng các bé khi đêm xuống hoặc khi nhiệt độ thấp. Mùa hè miền Bắc cũng oi ức hơn. Vào những ngày hè môi trường oi bức thì nên di chuyển chuồng đến những nơi thoáng mát có nhiều gió.
Tuy thế các bạn chú ý không nên đem bé để vào phòng máy lạnh có nhiệt độ quá thấp nha. Vì khi đến lúc đem các bé ra ngoại chênh lệch nhiệt độ đột ngột sẽ làm bé nhím bệnh nặng thêm đó. Bên cạnh đó, cũng nên để một vài khay nước vào chuồng để tăng độ ẩm không khí và phục vụ nhu cầu giải khát của bé.
-
Miền Trung
Khí hậu miền Trung có thể nói là khắc nghiệt bậc nhất Việt Nam. Nhất là mỗi khi gió Lào về. Khi này, các bạn phải làm mọi cách để giúp chuồng bé thoáng nhất. Cũng như là áp dụng cách giải nhiệt như trên (khu vực miền Bắc). Hoặc các bạn có thể sử dụng một cái mâm to, đổ đầy nước vào mâm. Để tăng độ ẩm trong môi trường không khí và phục vụ nhu cầu giải khát của bé.
-
Miền Nam
Miền nam được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hòa hơn. Tuy vậy các bạn cũng không nên chủ quan. Các bạn cần phải áp dụng hợp lý các cách trên trong từng trường hợp cụ thể để bảo vệ cho bé Nhím của mình nha.
Kiểm tra sức khỏe của nhím
- Mắt trong suốt: Con nhím phải trong tình trạng tỉnh táo; đôi mắt không bị đỏ, lõm xuống, hoặc sưng lên .
- Lông và gai sạch sẽ: Trong khi dầu nhờn tiết ra là dấu hiệu bình thường, thì hiện tượng phân dính xung quanh hậu môn có thể là triệu chứng tiêu chảy hoặc một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác .
- Làn da khỏe mạnh. Vùng da dưới gai đỏ tấy có thể là do bị khô da hoặc ve bét. Nếu nhím bị ve bét, bạn cần phải chữa trị cho nhím. Ngoài ra bạn cũng nên tìm dấu hiệu nhiễm bọ chét (các nốt nhỏ bằng đầu đinh ghim nhảy rất nhanh). Nếu có thì bạn cũng phải chữa trị cho chúng.
- Tỉnh táo: Con nhím phải luôn nhận thức được môi trường xung quanh, không bị lờ đờ hoặc không có phán ứng.
- Phân: Bạn cần kiểm tra chuồng không có phân xanh hoặc tiêu chảy. Nếu có thì con nhím có thể đã gặp phải vấn đề về sức khỏe.
- Cân nặng vừa phải. Nhím bị béo phì có “túi” mỡ xung quanh vùng nách và không thể cuộn thành quả bóng. Còn những con bị gầy còm thường có bụng lõm và hai bên trũng sâu. Cả hai dấu hiệu này có thể liên quan đến vấn đề sức khỏe.
- Bàn chân khỏe mạnh. Móng chân phải được cắt ngắn để không bị cuộn bên dưới móng. Nếu móng nhím quá dài thì bạn nên hỏi người chăn nuôi cách cắt móng cho chúng
Hy vọng bài viết này hữu ích. Giúp bạn có thêm kinh nghiệm để chăm sóc thật tốt mấy em nhím kiểng.
Nguồn: Petxinh.net