Cá rồng và các bệnh thường gặp như stress, ngộ độc thức ăn, mờ mắt, đốm trắng … Nguyên nhân chính gây ra mầm bệnh là do chăm sóc cá không đúng cách, môi trường nước bị bẩn … Nhưng đừng nản lòng, vì sự kiên trì và chăm chỉ chăm sóc cá rồng sẽ được đền đáp thoả đáng.
Cá rồng được coi là vua cá cảnh. Điều này là do tên của nó có liên quan đến quan niệm của người dân Việt Nam. Ở một mức độ nhất định, vì đây quả thực là một loài cá đẹp, và mang lại giá trị kinh tế khá cao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu loài cá này và kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá rồng đúng cách để cá phát triển tốt nhé.
Đôi nét về cá rồng
Cá rồng là một loại cá cảnh và được nhiều người thích vẻ đẹp của nó. Nó thuộc loài cá nước ngọt. Do quan niệm về phong thủy ở Việt Nam nên nhiều người chơi loại cá rồng này rất thích. Theo phong thủy, cá rồng là loài cá mang lại tài lộc cho gia chủ. Đồng thời, nuôi cá trong nhà còn mang đến sự bình an, hoà thuận cho gia chủ. Đây là lý do tại sao loài cá này rất được giới chơi cá cảnh ưa chuộng và và nó có giá bán rất đắt đỏ.
Cá Rồng có nguồn gốc xuất xứ từ bộ cá rồng xuất hiện từ thời đại nguyên thủy. Bộ cá này có tên tiếng Anh là Osteoglossiformes. Hiện nay sau một khoảng thời gian hàng triệu năm phát triển loài cá này đã phân chia làm 214 loài sống trên khắp thế giới.
Cá Rồng hiện được nuôi ở rất nhiều gia đình để làm cá cảnh phong thủy. Một con cá trưởng thành sẽ có chiều dài khoảng 20 – 70 cm. Cân nặng trung bình của những chú cá này dao động trong khoảng từ 1 – 4 kg.
Loài cá này đặc trưng với thân hình tương đối thon, gọn, dẹt về hai bên. Phần vây dài và râu miệng tương đối dài cũng là đặc điểm để nhận ra cá. Phần dầu bằng bằng phẳng và mắt không nhắm được. Phần mũi khá bé nhưng lại giúp cá tìm kiếm được thức ăn. Đặc biệt vảy của cá to và gần giống với vảy của Rồng, chúng có khả năng phát sáng. Đây chính là điểm tạo nên giá trị thẩm mỹ cho loài cá này.
Các bệnh thường gặp ở cá Rồng
Bệnh stress và đốm trắng
Cá rồng và những bệnh thường gặp đó là bệnh stress và đốm trắng, triệu chứng thường thấy đó là cá có biểu hiện căng thẳng, bơi chậm, không bơi, hoặc cọ mình vào thành bể. Sự căng thẳng do môi trường thay đổi và cũng là yếu tố căng thẳng khác như chế độ ăn khác nhau từ môi trường sống tự nhiên và chất lượng nước sẽ làm cho cá bị bệnh. Vì vậy, cần phải nhận thức rằng việc giữ mức độ căng thẳng thấp là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh hơn là chữa bệnh cho cá.
Nguyên nhân
+ Do bạn thả cá mới mua đột ngột vào bể.
+ Do cá không thích ứng kịp thời với môi trường sống mới.
+ Do trong bể cá của bạn có nhiều các loại cá nhỏ bơi nhanh hoạt động nhiều sẽ dẫn đến cá Rồng của bạn bị stress.
+ Do các kí sinh có màu trắng bám trên mình cá, phát triển làm cá khó chịu, cá bỏ ăn và rất ít bơi, thậm chí cá sẽ cong mình lại, không bơi và thả mình theo nước.
Cách chữa trị
Để chữa cá rồng bị stress bạn nên để cá tránh tiếp xúc với các loại cá nhỏ khác, không nên nuôi cùng cá nhỏ, nếu không cá nhỏ sẽ rỉa vây cá rồng lúc bị bệnh, điều này khiến cá càng bị stress trầm trọng hơn, nên để cá trong bể rộng bán kính ít nhất là 80x40x60 vì cá rồng thích không gian rộng để thoải mái bơi lội.
Vi khuẩn đốm trắng chỉ phát triển ở nhiệt độ từ 25~27Oc, vì vậy bạn nên cho một ít muối vào bể cá, hoặc cho lên bông lọc nước, muối sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đốm trắng, đồng thời tránh được các loại bệnh khác, và bạn nên để nhiệt độ trong bể cá vào khoảng 30~32oC. Nếu không sợ tốn thời gian bạn nên ra hiệu cá cảnh tìm mua thêm thuốc chữa trị.
Khi cá được đặt trong hồ cá rồng – một môi trường nhân tạo từ môi trường sống tự nhiên của nó, nguy cơ cá bị bệnh là rất cao như:
Bệnh mờ mắt
Bệnh này khá phổ biến ở nhiều loại cá. Với cá rồng thì từ to đến bé đều có khả năng bị. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do nước không được thay thường xuyên, lượng amoniac và nitrat quá nhiều.
Vi khuẩn gây là bệnh có hình nón bám vào tròng mắt làm viêm, tạo ra một lớp quầng mầu trắng phủ lấy trong mắt. Nếu không được chữa trị cá sẽ bị hỏng mắt hoàn toàn. Bệnh này rất dễ chữa nếu phát hiện sớm.
Ta tăng lượng muối trong bể, giữ nhiệt độ nước khoảng 29-32 độ. Có thể dùng tetraxilin hay metronidazone với liều lượng 500mg/50 lít nước. Duy trì thay nước đều đặn 1 lần/ngày mỗi lần 1/4 lượng nước trong bể.
Cá rồng và những bệnh thường gặp
Bệnh xù vẩy
Bệnh này thường xảy ra ở những cá nhỏ và cá yếu. Bệnh này thường hay xuất hiện vào mùa thu và đông.
Triệu chứng
Các hàng vẩy bị kênh lên (phần lớn ở lưng). Trường hợp nặng thì toàn bộ vẩy trên người bị kênh, hai mắt hơi lồi ra. Lúc đó cá bỏ ăn và hay oằn mình.
Nguyên nhân
Bệnh của cá rồng chủ yếu là do nấm và sự thay đổi quá đột ngột của môi trường, nước quá bẩn và nghèo oxy.
Cách chữa trị
Với trường hợp thì xự phát hiện bệnh và xử lý càng sớm càng tốt. Đầu tiên là cố gắng duy trì nhiệt độ nước trong bể khoảng 30-31 độ C, tăng cường lượng muối trong bể, bổ xung thuốc bột vàng của Nhật.
Một ngày có thể thay nước 2 lần nhưng lượng nước thêm vào và bớt ra thật ít. Trong những ngày đầu trị bệnh không nên cho cá ăn và những ngày sau cho ăn hạn chế. Nếu cá bị nhẹ thì chỉ 2 ngày là hết những vẫn phải duy trì nhiệt độ và thay nước trong 1 tuần. Nếu để bị nặng quá thì khả năng chết cao.
Nói chung các loại cá rồng có sức đề kháng chống lại bệnh tật rất lớn miễn là nó không bị suy yếu do điều trị không tốt, chẳng hạn như thực phẩm hư hỏng, nước bị ô nhiễm, thiếu dưỡng khí, thay đổi đột ngột về nhiệt độ nước, hoặc các điều kiện khác do kết quả của sự bất cẩn của con người và sự thiếu hiểu biết sẽ gây ra căng thẳng và tổn thương cho cá. Hãy nhớ rằng cá vẫn còn khỏe mạnh, miễn là nó được phép sống trong một môi trường mà nó đã được điều chỉnh.
Nguồn: Hocanghethuat.com