Những kinh nghiệm cần thiết trong cách chăm sóc các chiến binh gà con cho người mới chơi

Những kinh nghiệm cần thiết trong cách chăm sóc các chiến binh gà con cho người mới chơi
5 phút, 6 giây để đọc.

Công cuộc tìm chọn được một giống gà chiến tốt rồi sau đó chăm bẵm, nuôi nấng những chú gà con đó trong một khoảng thời gian dài để đến tuổi trưởng thành mang đi thi đấu quả thực là một quá trình tỉ mỉ, gian nan và tốn không ít tâm huyết của người nuôi.

Nếu chỉ thoạt nhìn từ bên ngoài, việc nuôi một chú gà con có vẻ khá dễ dàng. Nhiều người sẽ nghĩ chỉ việc thả gà vào một chỗ, đổ cám ra cho gà ăn thế là xong. Tuy nhiên với một chiến binh gà chọi con thì việc chăm sóc và nuôi dưỡng lại không hề đơn giản chút nào. Việc suy nghĩ phải làm sao xây dựng được phác đồ dinh dưỡng chuẩn xác nhất; làm sao chuẩn bị chuồng trại sao cho đúng quy chuẩn và thoải mái cho gà nhất; làm sao phòng bệnh cho gà; làm cách nào để gà khỏe và đẹp;… thực sự là những công việc dày công tốn sức vô cùng.

Cũng đừng nên có suy nghĩ rằng chỉ cần tìm chọn được một chú gà chọi con có giống tốt là gần như sẽ nắm chắc chiến thắng trong tầm tay. Điều đó hoàn toàn sai. Việc thắng thua không chỉ đơn giản như vậy. Điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp nuôi nấng và chăm sóc gà con của người chơi. Nếu chăm sóc tỉ mỉ và chu đao, chắc chắn chú chiến kê của bạn sẽ dũng mãnh và trở thành một chiến binh thực thụ.

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho gà con

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho gà con

Gà chọi con thường được nuôi dưỡng và cho ăn bằng những loại thức ăn ngoài tự nhiên như là: giun, cây cỏ, thóc, các loại ngũ cốc, côn trùng hay là một số loại động vật thủy sinh.

Tuy nhiên vào lúc mới nở được khoảng 2 tiếng thì người ta sẽ cho chúng ăn một ít cám công nghiệp; vì đây là loại thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của gà con.

Khi gà đạt khoảng 1,5 tháng tuổi trở lên thì chúng ta có thể cho gà ăn những loại thức ăn như: thit; ếch; nhái; rau; thóc; lươn; giun và giảm dần lượng thức ăn từ cám công nghiệp.

Đến thời gian mà gà chọi con có thể tách mẹ thì chúng ta có thể cho gà ăn lúa hoàn toàn vào các bữa ăn. Nên cho gà ăn vào một khung giờ nhất định thường là khoảng 9 h sáng và 4 h chiều là khoảng thời gian thích hợp.

Gà được trên 6 tháng chúng ta nên bổ sung thành phần dinh dưỡng cho gà từ những loại rau như giá; xà lách; cà chua; … cùng với 1 đến 2 buổi thịt lươn; ếch; nhái hoặc bò.

Đảm bảo nguồn cung cấp nước cho gà con

Đảm bảo nguồn cung cấp nước cho gà con

Ngoài đồ ăn thì nước uống cũng là nhu cầu cần thiết của những chú gà chọi con. Cần đảm bảo rằng nước uống của gà luôn sạch sẽ và hợp vệ sinh. Thường xuyên thay nước uống cho gà từ 3-4 lần /ngày.

Để tăng sức đề kháng cho gà con; chúng ta có thể thêm vitamin C và đường glucozo vào nước uống cho chúng.

Trong những ngày đầu tiên cho gà uống các loại kháng sinh phòng bệnh cần thiết như E.coli; thương hàn; hoặc viêm rốn tránh trường hợp phải trị bệnh cho gà sau này.

Gà con mới nở bị hở rốn chúng ta có thể dùng thuốc xanh methylen 1% hoặc iot 0,5% để bôi lên sát trùng cho chúng.

Nên để máng nước uống cao tránh trường hợp gà nhảy vào máng nước vừa làm bẩn nước vừa khiến gà bị ướt.

Chuồng trại phải đủ ấm

Chuồng trại phải đủ ấm

Thường xuyên để ý chuồng trại và cách sinh hoạt của gà. Chuồng phải kín gió, che chắn cẩn thận và nhiệt độ đủ ấm.

Nếu chúng ta để ý thấy gà thường xuyên vào những khu vực gần bóng đèn và biếng ăn thì tức là nhiệt độ của chuồng chưa đủ ấm. Ta nên thay bóng điện có công suất lớn hơn. Hoặc ngược lại, nếu gà tản xa khu vực bóng đèn; thường xuyên há mỏ và uống nhiều nước tức là ta nên hạ nhiệt độ xuống cho phù hợp.

Cung cấp đủ ánh sáng cho gà con

Trong tuần đầu tiên khi gà mới nở nên úm gà liên tục 24h/ngày và có thể giảm dần vào những tuần sau. Tuy nhiên; cần duy trì ở khoảng ít nhất 12h/ngày trong suốt thời gian sinh trưởng ở gà.

Duy trì độ ẩm và độ thông thoáng

Duy trì độ ẩm và độ thông thoáng

Chú ý duy trì độ ẩm của chuồng nuôi ở khoảng 60-70%. Điều này nhằm khiến hơi nước từ phân gà dễ dàng thoát ra; tránh những trường hợp phân để lâu sẽ gây ẩm mốc chuồng gà; là môi trường cho những vi khuẩn gây bệnh phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mật độ chuồng úm hợp lý

Mật độ chuồng úm hợp lý

Trong tuần đầu khi gà mới nở chúng ta có thể úm gà với khoảng 50con/m2 tuy nhiên vào những tuần sau bạn nên tách để mật độ gà thấp hơn từ 20-25 ngày/ con để gà có không gian phát triển thoải mái.

Khi gà được khoảng 3 tuần tuổi ta nên cắt ½ mỏ trên và hơ mỏ dưới của gà con để ngăn cản sự phát triển của mỏ khiến gà mổ nhau và dùng mỏ để nhặt, bới thức ăn rơi vãi trên nền đất.

Vệ sinh chuồng úm thường xuyên

Trước khi đem gà vào chuồng úm chúng ta phải tiêu trùng tiêu độc bằng các loại thuốc hoặc sử dụng vôi bột.

Như đã đề cập ở trên, trước khi úm gà hoặc thả gà vào chuồng, bạn cần tiêu trùng, tiêu độc chuồng úm bằng cách sử dụng thuốc hoặc vôi bột.

Nguồn: gachoi.net.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chăm sóc mèo cảnh

Những bệnh thường gặp ở mèo Anh lông ngắn

Những bệnh thường gặp ở mèo Anh lông ngắn

Những bệnh thường gặp ở mèo Anh lông ngắn mà bạn nên biết. Cũng như mèo Anh lông dài mèo …
Xem Chi Tiết
Mèo anh lông xám

Vệ sinh cho mèo Anh lông ngắn và những điều nên biết

Vệ sinh cho mèo Anh lông ngắn và những điều nên biết. Mèo là loại động vật đáng yêu và …
Xem Chi Tiết
Phụ kiện cần thiết dành cho mèo Anh lông ngắn

Phụ kiện cần thiết dành cho mèo Anh lông ngắn

Phụ kiện mèo cần thiết cho mèo Anh lông ngắn mà bạn nên biết. Ngày nay xu hướng nuôi thú …
Xem Chi Tiết
Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho mèo con tốt nhất

Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho mèo con tốt nhất

Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho mèo con tốt nhất mà bạn nên biết. Một chú mèo cảnh đẹp …
Xem Chi Tiết
Cách phối giống chuẩn để cho ra đời mèo Anh lông ngắn xám xanh

Cách phối giống chuẩn để cho ra đời mèo Anh lông ngắn xám xanh

Cách phối giống chuẩn để cho ra đời mèo Anh lông ngắn xám xanh. Ngày nay với xu hướng mọi …
Xem Chi Tiết
Những sai lầm cần tránh khi nuôi mèo cảnh

Những sai lầm cần tránh khi nuôi mèo cảnh

Những sai lầm cần tránh khi nuôi mèo cảnh. Mèo là loại động vật dễ thương. Có khả năng thích …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc cá cảnh

Cá Anh Đào - loài cá cảnh mang vẻ đẹp khó cưỡng

Cá Anh Đào – loài cá cảnh mang vẻ đẹp khó cưỡng

Cá anh đào là một loại cá đang thử cho những người mới bắt đầu nuôi cá cảnh. Chúng có …
Xem Chi Tiết
Cá vàng đuôi quạt - một sản phẩm của đột biến tự nhiên

Cá vàng đuôi quạt – một sản phẩm của đột biến tự nhiên

Nhắc đến cá cảnh, người ta sẽ thường nghĩ ngay tới cá vàng. Cá vàng là một loại cá có …
Xem Chi Tiết
Chăm Cá axolotl dễ dàng hơn khi nắm những điều sau

Cá axolotl – loài cá có vẻ ngoài vô cùng dễ thương

Cá Axolotl có tên gọi khác là cá khủng long 6 sừng. Chúng mang trên mình một vẻ đẹp độc …
Xem Chi Tiết
Cá Bút Chì Thái - "công cụ" vệ sinh cho các bể cá cảnh

Cá Bút Chì Thái – “công cụ” vệ sinh cho các bể cá cảnh

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một loài cá vệ sinh môi trường sống. Đó chính là …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc gà kiểng

Gà Sumatra

Tìm hiểu tất tần tật về gà Indonesia Sumatra – Giống gà chọi đuôi dài

Giống gà Sumatra là giống gà chọi sinh sống lâu tại xứ vạn đảo Indonesia. Giống gà này nổi tiếng …
Xem Chi Tiết
Những loại thực phẩm giúp bổ sung cơ bắp và sức chiến cho gà chọi

Những loại thực phẩm giúp bổ sung cơ bắp và sức chiến cho gà chọi

Để có một chú gà chọi khỏe mạnh, săn chắc, lực lưỡng và sở hữu khả năng chiến đấu tốt …
Xem Chi Tiết
Săn lùng gà nước tại miền Tây sông nước

Săn lùng gà nước tại miền Tây sông nước

Giống gà nước hay còn được biết đến với cái tên cúm cúm được người dân thuần hóa và nuôi …
Xem Chi Tiết
Kỹ thuật chăm sóc để chú gà của bạn có bộ lông mềm mượt

Kỹ thuật chăm sóc để chú gà của bạn có bộ lông mềm mượt

Phong chào chơi gà kiểng đang phát triển toàn diện ở Việt Nam và trên thế giới. Khi người dân …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc thú nuôi khác

Cách nuôi chuột Hamster

Bỏ túi cẩm nang nuôi chuột Hamster đúng cách

Chúng ta thường lầm tưởng rằng những loài động vật càng nhỏ thì càng dễ chăm sóc. Nhưng sự thật …
Xem Chi Tiết
cách cho Sóc Bay Úc ăn

Cách chăm sóc một em Sóc Bay Úc nhỏ xinh

Sóc Bay Úc có tên Tiếng Anh là Sugar Glider. Nó là một loài động có túi (giống như Kangaroo) …
Xem Chi Tiết
Bí quyết chăm sóc rùa cảnh từ A đến Z

Bí quyết chăm sóc rùa cảnh từ A đến Z

Rùa thông thường có kích thước khá to. Chúng phải sống cùng tự nhiên mới có thể tồn tại lâu …
Xem Chi Tiết
nuôi chuột nhà lang

Trở thành bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho Chuột nhà lang

Danh sách thú cưng ở nước ta ngày càng phong phú và đa dạng. Những năm gần đây còn xuất …
Xem Chi Tiết

Mô hình nuôi

Mô hình nuôi mèo cảnh - từ sở thích đến "đại gia tiền tỷ"

Mô hình nuôi mèo cảnh – từ sở thích đến “đại gia tiền tỷ”

Nuôi mèo cảnh đã trở thành xu thế, không chỉ dành riêng cho giới nhà giàu. Ngày nay, ai cũng …
Xem Chi Tiết
cho-canh-ngay-cang-duoc-ua-chuong

Sở hữu 2 cửa hàng kinh doanh chó, mỗi tháng ngồi đếm cả trăm triệu

Kinh doanh chó mèo đang trở thành nghề “hái ra tiền” với lợi nhuận khủng lên đến hàng trăm triệu …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cá cảnh - từ ý tưởng đến hiện thực là cả 1 hành trình dài

Mô hình nuôi cá cảnh – từ ý tưởng đến hiện thực là cả 1 hành trình dài

Nuôi cá cảnh xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, khoảng hơn chục năm trở về trước. Quy mô …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi gà cảnh thành công từ chữ tín, cái tâm

Mô hình nuôi gà cảnh thành công từ chữ tín, cái tâm

Mô hình nuôi gà cảnh không quá phổ biến ở nước ta trong 4 – 5 năm trước đây. Thời …
Xem Chi Tiết