Phương pháp điều trị bệnh ho cũi ở chó chi tiết nhất

Bệnh ho cũi ở chó
8 phút, 4 giây để đọc.

Những chú chó tíu tít chạy nhảy khắp nhà khiến bạn vui mãi không thôi. Nhưng bỗng vài ngày gần đây bạn nhìn thấy em ấy bắt đầu ủ rũ, bỏ ăn, sốt và đặc biệt thườn xuyên ho khan thì rất có thể cu cậu bốn chân nhà bạn đã mắc phải bệnh ho cũi. Đây là một tình trạng bệnh phổ biến ở chó, bệnh dễ điều trị nhưng cũng chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn nếu không được phát hiện sớm.

Bệnh ho cũi chó là bệnh được dùng chung cho các vấn đề liên quan đến đường hô hấp phổ biến nhất ở chó. Hiện nay, bệnh ho cũi còn được gọi là bệnh viêm phế quản phổi, viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh Bordetellosis, hay Bordetella ở chó. Bệnh ho cũi xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, rất dễ lây lan nhanh và phần trăm mắc bệnh rất cao.

Chú ý trước khi chữa bệnh ho cũi ở chó

Đối với căn bệnh ho cũi chó này, không có thuốc đặc hiệu điều trị. Loài nào cũng có thể mắc bệnh trong đó có chó salo. Các bác sĩ thú y sẽ thường đưa ra lộ trình điều trị dựa trên các triệu chứng. Vì thế tốt nhất nên đưa thú cưng nhà bạn đến thăm khám để được chữa trị nhanh nhất.

Cách ly khỏi đàn

Cần phải nhắc lại một lần nữa, đây là căn bệnh rất dễ lây lan. Bởi mỗi lần chó ho, mầm bệnh có thể phát tán trong không khí làm lây lan bệnh. Do vậy, khi nghi ngờ chó mắc bệnh ho cũi, bạn cần đưa chúng cách ly ngay khỏi đàn. Thêm vào đó, cần lưu ý:

  • Không nên dẫn chó mắc bệnh đi dạo.
  • Những con chó khác sống cùng trong nhà cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Chữa trị kịp thời

Dựa vào những triệu chứng chú chó của bạn đang gặp phải, lộ trình điểu trị sẽ được các bác sĩ chỉ định. Những hoạt động điều trị thông thường:

  • Truyền bù dịch và điện giải, năng lượng
  • Tiêm truyền kháng sinh chống các bệnh kế phát
  • Trợ sức, hỗ trợ hô hấp và chăm sóc đặc biệt

Chữa bệnh ho cũi ở chó

Những lưu ý trong quá trình chữa bệnh ho cũi ở chó

Mặc dù bệnh ho cũi chó có thể tự khỏi nếu bệnh nhẹ. Nhưng để an tâm nhất, bạn nên đưa chú chó đến gặp bác sĩ thú y để kiểm tra. Bên cạnh đó, nếu muốn chăm sóc chó tại nhà, bạn cần chú ý:

  • Cách ly chó bị mắc bệnh ra khỏi chó khỏe mạnh trong quá trình điều trị và ít nhất 1 tuần sau điều trị.
  • Cho ăn thức ăn mềm nếu bị kích ứng cổ họng.
  • Cung cấp lượng nước uống đầy đủ.
  • Tránh tiếp xúc với tiếng ồn lớn, khói hóa học hoặc các sự kiện khác có thể gây căng thẳng quá mức.
  • Bạn có thể dùng thuốc giảm ho hoặc thuốc chống vi khuẩn. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ thú y để có hướng dẫn tốt nhất.

Điều trị bệnh ho cũi ở chó như thế nào?

Dùng nước ấm để xông hơi

Việc bạn cần chuẩn bị là đưa chó vào phòng tắm kín. Nên đóng hết cửa sổ và cửa ra vào phòng tắm lại. Xả nước nóng vòi sen trong vài phút cho phòng tắm ấm nóng lên. Dẫn chó vào ngồi trong làn hơi nước nóng đó khoảng 5-10 phút. (Giữ cẩn thận tránh để chó bước vào vùng nước nóng.) Liệu pháp xông hơi này giúp làm long chất nhầy trong ngực chó, giúp giảm ho và giảm chó bị cảm sốt. Bạn có thể lặp lại quá trình này mỗi ngày nhiều lần khi cần thiết. Lưu ý không để chó ngồi một mình trong phòng tắm với nước nóng. Chúng có thể dễ bị hoảng loạn và bị bỏng.

Lưu ý khi chữa ho cũi cho chó

Sử dụng thuốc kháng sinh

Bác sĩ thú y có thể kê toa thuốc kháng sinh hoặc không. Nếu phải uống kháng sinh, bạn hãy cho chó uống như được chỉ định.

  • Rất khó để phân biệt bệnh nhiễm virus và vi khuẩn nếu chỉ dựa vào việc khám lâm sàng. Bởi không phải trường hợp nào cũng cần phải dùng đến thuốc kháng sinh để điều trị. Vì thế, các bác sĩ thú y cần khám cận lâm sàng để xem xét và phân biệt chính xác từng trường hợp bệnh của thú cưng.
  • Nếu cún bị nhiễm trùng hoặc sốt, có dấu hiệu tắc nghẽn trong ngực, khó có khả năng chông chọi với bệnh nhiễm trùng, những trường hợp này các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh.

Cho chó thư giẫn và uống thuốc ho

Nghỉ ngơi và thư giản

  • Để chó nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều, cường độ cao.
  • Tránh ra gió lạnh và bụi vì chó sẽ phải gắng sức thở. Điều này dễ gây kích ứng đường thở của chó, khiến chó ho nặng hơn.

Cho chó uống thuốc ho

Ho là một phản xạ quan trọng nhằm loại bỏ đờm ra ngoài và làm sạch phổi. Việc ngăn chặn ho khiến chất nhầy sẽ đọng lại trong phổi và khiến chó khó thở hơn. Bạn nên cho cún uống thuốc giảm ho nếu chúng bị ho quá nhiều vào ban đêm.

  • Nên dùng loại thuốc ho cua trẻ em cho chó
  • Trao đổi với bác sĩ thú ytrước khi cho chó uống thuốc ho và trị cảm lạnh khác của người. Bởi thành phần và hoạt chất trong thuốc khi chó uống có thể gẩy ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
  • Khoảng thời gian nên cho chó uống thuốc ho là 24 giờ/ lần.

Theo dõi quá trình chữa bệnh ho cũi ở chó

Đối với những chú chó có đề kháng kém như chó con hoặc chó già khoảng thời gian để bệnh thuyên giảm và biến mất sẽ không phải là sau 3 tuần như thông thường. Mà thời gian khỏi bệnh có thể lên đến 6 tuần hoặc hơn. Thường thì điều trị sau khoảng 1 tuần tình trạng của chó sẽ khá dần lên. Tuy nhiên, cần theo dõi thường xuyên cho đến khi triệu chứng của bệnh hoàn toàn biến mất. Nếu thấy cún bị ho, chảy nước mũi,… bạn cần đưa cún đến gặp ngay bác sĩ thú y. Bởi các ca ho cũi nặng dễ biến chứng sang bệnh viêm phổi.

Ho cũi ở chó rất nguy hiểm

Xoa dịu cổ họng cho thú cưng

Đơn giản nhất để có điều trị bệnh ho cũi chó nhanh là làm dịu kích ứng ở cổ họng của chó là cho chúng uống dung dịch tự làm. Cho chó uống hỗn hợp gồm 3 thìa cafe mật ong trộn với 1 thìa cafe nước cốt chanh hòa với nước ấm.

  • Nếu chó ho nhiều và có dấu hiệu kích ứng, có thể cho uống mối tiếng một lần.
  • Tránh dùng dung dịch này với chó bị bệnh tiểu đường.

Bổ sung dinh dưỡng tăng đề kháng

Để nâng cao hệ miễn dịch cho chó, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ thú y về việc bổ sung vitamin C cho chó. Ví dụ như nghiền và hòa tan vitamin C trong nước, vỏ cây quả mọng, mật ong tươi hoặc cây thảo mộc yerba santa, bạc hà cay,… Đây là những biện pháp điều trị bệnh ho cũi chó hiệu quả được nhiều người truyền miệng.

Tiêm vắc-xin nếu cần

Nếu chó của bạn nằm trong nhóm có nguy cơ cao (có thời gian ở trong cũi, tham gia các cuộc trình diễn chó, hoặc tiếp xúc với nhiều con chó khác ở công viên), bạn hãy cân nhắc cho chó tiêm vắc-xin phòng bệnh ho cũi chó. Nếu được tiêm vắc-xin thường xuyên theo định kì thì bạn hoàn toàn yên tâm với chú chó nhà mình hơn.

  • Loại vắc-xin này có hiệu quả chống lại các nguyên nhân chính gây bệnh ho cũi chó và có tác dụng phòng bệnh trong 12 tháng.
  • Bệnh ho cũi chó không phải là căn bệnh nguy hiểm gây tử vong nhưng rất khó chịu. Bạn nên cân nhắc tiêm vắc-xin cho chó. Đặc biệt là chó già hoặc chó có các vấn đề khác về sức khỏe.

Cảnh báo và kinh nghiệm khi chữa ho cũi cho chó

  • Bệnh ho cũi chó sẽ xuất hiện trong vòng 2-10 ngày sau khi phơi nhiễm và thường kéo dài khoảng 10 ngày nếu không có biến chứng, hoặc 14-20 ngày nếu xuất hiện nhiều tác nhân gây bệnh.
  • Mật ong và chanh được cho vào thức ăn bình thường của chó cũng có tác dụng tốt trong việc điều trị ho cũi.
  • Những con chó được giải cứu từ những nơi nuôi nhốt hoặc sống ở nơi cứu trợ động vật có nguy cơ cao mắc bệnh ho cũi chó.
  • Thuốc dành cho người có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Thậm chí gây tử vong cho chó cưng. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để được tư vấn cẩn thận nhất tránh tình trạng đáng tiếc.
  • Nếu nhà nuôi nhiều chó và có một con bị bệnh, rất có khả năng là những con khác cũng bị bệnh. Bạn nên đưa tất cả chúng đi khám để đảm bảo.
  • Những con chó đã khỏi bệnh ho cũi chó thường không bị nhiễm bệnh nữa.

Nguồn: Pethealth.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chăm sóc mèo cảnh

Những bệnh thường gặp ở mèo Anh lông ngắn

Những bệnh thường gặp ở mèo Anh lông ngắn

Những bệnh thường gặp ở mèo Anh lông ngắn mà bạn nên biết. Cũng như mèo Anh lông dài mèo …
Xem Chi Tiết
Mèo anh lông xám

Vệ sinh cho mèo Anh lông ngắn và những điều nên biết

Vệ sinh cho mèo Anh lông ngắn và những điều nên biết. Mèo là loại động vật đáng yêu và …
Xem Chi Tiết
Phụ kiện cần thiết dành cho mèo Anh lông ngắn

Phụ kiện cần thiết dành cho mèo Anh lông ngắn

Phụ kiện mèo cần thiết cho mèo Anh lông ngắn mà bạn nên biết. Ngày nay xu hướng nuôi thú …
Xem Chi Tiết
Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho mèo con tốt nhất

Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho mèo con tốt nhất

Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho mèo con tốt nhất mà bạn nên biết. Một chú mèo cảnh đẹp …
Xem Chi Tiết
Cách phối giống chuẩn để cho ra đời mèo Anh lông ngắn xám xanh

Cách phối giống chuẩn để cho ra đời mèo Anh lông ngắn xám xanh

Cách phối giống chuẩn để cho ra đời mèo Anh lông ngắn xám xanh. Ngày nay với xu hướng mọi …
Xem Chi Tiết
Những sai lầm cần tránh khi nuôi mèo cảnh

Những sai lầm cần tránh khi nuôi mèo cảnh

Những sai lầm cần tránh khi nuôi mèo cảnh. Mèo là loại động vật dễ thương. Có khả năng thích …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc cá cảnh

Cá Anh Đào - loài cá cảnh mang vẻ đẹp khó cưỡng

Cá Anh Đào – loài cá cảnh mang vẻ đẹp khó cưỡng

Cá anh đào là một loại cá đang thử cho những người mới bắt đầu nuôi cá cảnh. Chúng có …
Xem Chi Tiết
Cá vàng đuôi quạt - một sản phẩm của đột biến tự nhiên

Cá vàng đuôi quạt – một sản phẩm của đột biến tự nhiên

Nhắc đến cá cảnh, người ta sẽ thường nghĩ ngay tới cá vàng. Cá vàng là một loại cá có …
Xem Chi Tiết
Chăm Cá axolotl dễ dàng hơn khi nắm những điều sau

Cá axolotl – loài cá có vẻ ngoài vô cùng dễ thương

Cá Axolotl có tên gọi khác là cá khủng long 6 sừng. Chúng mang trên mình một vẻ đẹp độc …
Xem Chi Tiết
Cá Bút Chì Thái - "công cụ" vệ sinh cho các bể cá cảnh

Cá Bút Chì Thái – “công cụ” vệ sinh cho các bể cá cảnh

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một loài cá vệ sinh môi trường sống. Đó chính là …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc gà kiểng

Gà Sumatra

Tìm hiểu tất tần tật về gà Indonesia Sumatra – Giống gà chọi đuôi dài

Giống gà Sumatra là giống gà chọi sinh sống lâu tại xứ vạn đảo Indonesia. Giống gà này nổi tiếng …
Xem Chi Tiết
Những loại thực phẩm giúp bổ sung cơ bắp và sức chiến cho gà chọi

Những loại thực phẩm giúp bổ sung cơ bắp và sức chiến cho gà chọi

Để có một chú gà chọi khỏe mạnh, săn chắc, lực lưỡng và sở hữu khả năng chiến đấu tốt …
Xem Chi Tiết
Săn lùng gà nước tại miền Tây sông nước

Săn lùng gà nước tại miền Tây sông nước

Giống gà nước hay còn được biết đến với cái tên cúm cúm được người dân thuần hóa và nuôi …
Xem Chi Tiết
Kỹ thuật chăm sóc để chú gà của bạn có bộ lông mềm mượt

Kỹ thuật chăm sóc để chú gà của bạn có bộ lông mềm mượt

Phong chào chơi gà kiểng đang phát triển toàn diện ở Việt Nam và trên thế giới. Khi người dân …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc thú nuôi khác

Cách nuôi chuột Hamster

Bỏ túi cẩm nang nuôi chuột Hamster đúng cách

Chúng ta thường lầm tưởng rằng những loài động vật càng nhỏ thì càng dễ chăm sóc. Nhưng sự thật …
Xem Chi Tiết
cách cho Sóc Bay Úc ăn

Cách chăm sóc một em Sóc Bay Úc nhỏ xinh

Sóc Bay Úc có tên Tiếng Anh là Sugar Glider. Nó là một loài động có túi (giống như Kangaroo) …
Xem Chi Tiết
Bí quyết chăm sóc rùa cảnh từ A đến Z

Bí quyết chăm sóc rùa cảnh từ A đến Z

Rùa thông thường có kích thước khá to. Chúng phải sống cùng tự nhiên mới có thể tồn tại lâu …
Xem Chi Tiết
nuôi chuột nhà lang

Trở thành bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho Chuột nhà lang

Danh sách thú cưng ở nước ta ngày càng phong phú và đa dạng. Những năm gần đây còn xuất …
Xem Chi Tiết

Mô hình nuôi

Mô hình nuôi mèo cảnh - từ sở thích đến "đại gia tiền tỷ"

Mô hình nuôi mèo cảnh – từ sở thích đến “đại gia tiền tỷ”

Nuôi mèo cảnh đã trở thành xu thế, không chỉ dành riêng cho giới nhà giàu. Ngày nay, ai cũng …
Xem Chi Tiết
cho-canh-ngay-cang-duoc-ua-chuong

Sở hữu 2 cửa hàng kinh doanh chó, mỗi tháng ngồi đếm cả trăm triệu

Kinh doanh chó mèo đang trở thành nghề “hái ra tiền” với lợi nhuận khủng lên đến hàng trăm triệu …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cá cảnh - từ ý tưởng đến hiện thực là cả 1 hành trình dài

Mô hình nuôi cá cảnh – từ ý tưởng đến hiện thực là cả 1 hành trình dài

Nuôi cá cảnh xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, khoảng hơn chục năm trở về trước. Quy mô …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi gà cảnh thành công từ chữ tín, cái tâm

Mô hình nuôi gà cảnh thành công từ chữ tín, cái tâm

Mô hình nuôi gà cảnh không quá phổ biến ở nước ta trong 4 – 5 năm trước đây. Thời …
Xem Chi Tiết