Hiện nay xu hướng nuôi cá cảnh để thư giãn và làm kinh tế được rất nhiều hộ gia đình lựa chọn. Tuy nhiên không giống như những giống cá dùng để ăn thịt, cá cảnh thường được nuôi trong bể nhỏ, diện tích sống hẹp vì vậy mà khả năng bị dính bệnh là rất cao. Thời gian gần đây rất nhiều hộ gia đình phản ảnh rằng rất nhiều đàn cá cảnh bị mắc bệnh đốm trắng và tốc độ lây lan cao. Vậy làm sao để điều trị bệnh đốm trắng ở cá cảnh triệt để thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Bệnh đốm trắng ở cá cảnh có thể làm chết cá nếu người nuôi không có biện pháp điều trị hợp lý. Hơn nữa môi trường sống của cá là trong nước; vì vậy mà khả năng lây lan rất nhanh; có thể gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi. Do đó trong quá trình nuôi cá cảnh đòi hỏi người nuôi cần có hiểu biết và tính tỉ mỉ cao để có thể phát hiện kịp thời khi cá bị bệnh. Để tìm hiểu kĩ hơn về bệnh đốm trắng ở cá cảnh thì mời mọi người theo chân chúng tôi nhé.
Tìm hiểu về bệnh đốm trắng ở cá cảnh
Đốm trắng là một trong số những loại bệnh thường thấy nhất ở loài cá Betta. Đây là loại bệnh tương đối khó chữa, nhưng nếu phát hiện bệnh; cách ly, chữa trị sớm và hợp lý thì bệnh này hoàn toàn có khả năng được chữa khỏi. Sau đây là một số kinh nghiệm về việc chữa trị loại bệnh này; hy vọng phần nảo giúp đỡ được những người yêu cá; và những chú cá Betta đáng yêu của chúng ta.
Biểu hiện bệnh
Trên da cá xuất hiện đốm màu trắng; trông giống được rải những hạt muối cỡ to. Cá sẽ luôn “lao vụt đi”, bơi rất nhanh; và đâm vào những hạt sỏi hay những vật dụng khác dùng để trang hoàng trong bể cá. Những loài cá dễ bị nhiễm nhất: Cá da trơn (không vảy); và cá hồng kim trong môi trường nước không có muối.
Các giai đoạn phát triển của bệnh đốm trắng
Do kí sinh trùng đơn bào gây ra. Bệnh phát triển thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn dưỡng thể của kí sinh trùng qủa dưa; chúng bám vào lớp da của cá, tạo ra những u nang màu trắng. Chúng lấy thức ăn từ phần thịt xung quanh; chuẩn bị cho giai đoạn sinh sản.
- Kí sinh trùng giờ đã phát triển sang thể trưởng thành. Nó rời khỏi da cá và rơi xuống đáy bể; ở yên đó để sinh ra hàng trăm kí sinh trùng mới.
- Nang có trophont phân chia sẽ bơi tự do, tìm một vật chủ. Ký sinh trùng ở thể trưởng thành bung ra hàng trăm nang như thế này, từ đó chúng bắt đầu một vòng đời mới.
Cách điều trị
Loại bệnh này rất khó chữa bởi vì bản chất của kí sinh trùng có 3 giai đoạn trong vòng đời của chúng. Trong suốt giai đoạn dưỡng thể và thể trưởng thành của kí sinh trùng; lớp nhớt cá và lớp nhầy của chúng lần lượt làm lớp bảo vệ cho chúng.
Thời điểm điều trị
Giai đoạn có thể chữa trị duy nhất chỉ là giai đoạn nang (chúng bơi tự do trong nước). Vì vòng đời của chúng kéo dài khoảng 2 tuần; cho nên nếu bạn bắt đầu chữa trị khi lượt nang mới đang hình thành; và ngưng trước khi thể trưởng thành của chúng bung ra để sinh sản; thì bạn sẽ có cả một loạt kí sinh trùng mới. Do đó, bạn nên tiến hành chữa bệnh cho cá trong suốt 4 tuần; hoặc trong suốt 2 vòng đời đầy đủ của chúng.
Các loại thuốc
Tăng nhiệt độ để thúc đẩy vòng đời của chúng; và có thể làm giảm thời gian chữa trị. Có thể dùng sulphat đồng (0.15 – 0.20 ppm) để chữa; và ngăn ngừa bùng phát bệnh. Các thuốc khác cũng dùng được là thuốc malachite green; formalin và methylene blue. Nếu dùng malachite green và methylene blue thì phải dùng theo chỉ dẫn; vì loài cá da trơn rất mẫn cảm với thuốc nhuộm công nghiệp.
Bạn có thể tìm thấy các loại thuốc chữa bệnh đốm trắng cho cá ở hầu hết các cửa hàng bán cá. Dùng thuốc như hướng dẫn trên vỏ chai; nhưng đừng chú ý đến thời gian chữa trị; luôn luôn là 2 vòng đời của kí sinh trùng. Người ta cũng tin rằng tỏi là một biện pháp phòng ngừa và chữa trị tốt. Bạn nên chú ý là muối có tác dụng rất ít đối với kí sinh trùng; nhưng nó có thể giúp tăng khả năng đề kháng của da cá trước kí sinh trùng (tăng lớp nhớt).
Thời điểm xuất hiện bệnh nấm trắng
Hầu như xuất hiện ở hầu hết các bể cá. Có hai loại là bể cá nước ngọt và bể cá nước mặn. Thường xảy ra khi có cá mới, chú cá đó đã bị nhiễm bệnh hay bị yếu đi vì sốc do vận chuyển và thay đổi chỗ ở. Vì lí do này, bạn phải cách ly tất cả những chú cá mới để theo dõi quá trình phát triển của chúng.
Trong mọi trường hợp; khi thấy cá mới có dấu hiệu bị bệnh đốm trắng thì phải cách ly ngay. Nếu chú cá mới ở cùng với cả bầy thì không cần phải cách ly nữa; vì bệnh đã nhiễm toàn bộ bể cá. Hút sạch lớp sỏi cũng giúp loại bỏ đi những kí sinh trùng đang sinh sản; đây cũng là một biện pháp hỗ trợ cho việc chữa trị.
Lưu ý khi điều trị bệnh
Malachite green sẽ mất tác dụng dưới ánh sáng mặt trời. Bạn nên tránh để cho bể cá tiếp xúc với mặt trời trong suốt quá trình chữa trị. Trữ malachite green trong một nơi tối. Không làm lạnh thuốc. Malachite green là một chất bị nghi là sinh ung thư. Luôn nhớ đeo găng tay khi tiếp xúc với hóa chất và nước có chứa loại hóa chất này. Nó kích thích phổi cá và làm giảm lượng ôxi hòa tan, do đó làm tăng nguy cơ bị ngạt thở.
Nên cẩn thận và thận trọng đối với liều dùng, hãy nhớ là các vật trang trí và sỏi làm giảm đi từ 5-10% sức chứa của bể cá. Do đó, một bể cá có sức chứa trung bình là 20 gallon thì nên canh liều thuốc dùng cho 18 gallon nước, và chỉ đủ cho 9 chú cá chạch hay cá da trơn. Hãy cẩn thận.
Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn