Tiêm phòng vacxin là việc làm rất quan trọng dể ngăn ngừa các bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của những chú cho của bạn.
Các bác sỹ thú y khuyên nhiều người nuôi tiêm phòng vacxin 5 in 1 cho những chú chó để phòng được nhiều loại bệnh trong quá trình nuôi và chăm sóc. Hiện nay, việc tiêm vacxin cho chó không có gì mới lạ. Cùng với đó các loại vacxin cũng đa dạng hơn, việc tiêm phòng vacxin 5in1 tiện lợi hơn việc tiêm từng loại vacxin một.
Đối với các chú chó, vacxin phổ biết nhất thường được các bác sỹ thú y sử dụng đó là DHPP. Đây là loại vacxin kết hợp gọi là vacxin chính, và mọi loại chó đều cần phải tiêm chủng loại vacxin này.
Loại vacxin chính này có tác dụng bảo vệ sức khỏe của những chú chó khỏi những tác động của các loại virus dễ lây lan xâm nhập vào cơ thể gây ra các loại bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí đến tính mạng của những chú chó.
Vacxin giúp bảo vệ sức khỏe
Trong suốt quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, các chú chó thường mắc những bệnh thường gặp nhất định trong suốt cuộc đời chúng. Có những căn bệnh hết sức nguy hiểm, đe dọa tính mạng cún mà cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Do đó, các loại vắc xin được nghiên cứu chế tạo ra nhằm mục đích ngăn ngừa bệnh, tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe cún.
Hơn nữa, việc ngừa bệnh bao giờ cũng dễ hơn chữa bệnh. Nếu bạn chủ động tiêm vắc xin cho chó ngay từ đầu sẽ giảm thiểu tối đa khả năng nhiễm bệnh của chúng. Bên cạnh đó, xét về chi phí thì giá tiêm phòng tương đối mềm, trong khi đó để chữa một căn bệnh nguy hiểm thì bạn sẽ phải tốn kém rất nhiều, và cún cũng sẽ phải trải qua giai đoạn khó khăn chưa kể đến những hậu quả xấu hơn.
Dưới đây là những người nuôi chó nên biết về vacxin DHPP, hay còn gọi là vacxin 5 bệnh cho chó.
Vacxin 5 bệnh cho chó ngăn ngừa những bệnh nào?
Vacxin giúp bảo vệ chó toàn diện hơn trước nhiều căn bệnh chưa có thuốc chữa.
Vacxin 5 bệnh cho chó thường được viết tắt là DHPP, DAPP hoặc DA2PP. Đây là tên viết tắt của những căn bệnh mà loại vacxin này chống lại, bao gồm:
- Virus care (viết tắt là D)
- Hai loại adenovirus (hay còn gọi là viêm gan và ho cũi chó, được đặt tên là A, A2 hoặc H)
- Virus parainfluenza (P)
- Virus parvo (P)
Tất cả những căn bệnh này đều do virus gây ra và không có không có cách chữa trị triệt để. Do đó, tiêm phòng là phương pháp chính để bảo vệ thú cưng của bạn. Những căn bệnh này cũng rất dễ lây lan và chó ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ nhiễm bệnh.
Virus Care
Đây là loại virus liên quan tới virus gây bệnh sởi ở người. Virus care lây qua không khí. Chó sẽ bị nhiễm virus care khi tiếp xúc trực tiếp với những con chó mắc bệnh hoặc tiếp xúc gián tiếp qua đồ dùng chung hoặc bát đĩa. Căn bệnh này nhắm vào hệ hô hấp, tiết niệu; tiêu hóa và thần kinh của chó.
Những con chó nhiễm bệnh có thể bị sốt cao, ho, nôn mửa; tiêu chảy và chảy dịch từ mũi hoặc mắt. Các giai đoạn tiến triển của bệnh có thể bao gồm viêm phổi; co giật và tê liệt. Virus Care có thể nhanh chóng lấy đi mạng sống của chó. Những con chó may mắn sống sót thì vẫn sẽ bị tổn thương não vĩnh viễn. Chó sơ sinh và chó chưa được tiêm phòng ở mọi lứa tuổi có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.
Virus Adenovirus
Viêm gan là một trong những bệnh có tỉ lệ mắc phải khá cao đối với loài chó. Có hai loại adenovirus ở chó (CAV).
Virus gây viêm gan (CAV-1)
CAV-1, hay còn gọi là bệnh viêm gan truyền nhiễm ở chó; là loại virus gây bệnh nghiêm trọng hơn loại còn lại. Đây là căn bệnh lây lan qua nước tiểu và phân.
CAV-1 làm gan của chó tổn thương nghiêm trọng và ngay cả khi tình trạng nhiễm trùng ban đầu của chó đã hết nhưng gan; thận và mắt của chúng vẫn có thể bị ảnh hưởng lâu dài bởi những tổn thương nghiêm trọng do căn bệnh này gây ra.
Virus ho cũi chó (CAV-2)
CAV-2 là loại virus liên quan tới bệnh ho cũi chó. Chúng lây lan trực tiếp từ con chó này qua con chó khác khi những con chó nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Khi mắc bệnh, chó thường bị ho khan; kèm theo sốt và chảy nước mũi.
Virus Parainfluenza
Giống như CAV-2, parainfluenza là một loại virus khác gây ra bệnh ho cũi chó. Chúng cũng lan truyền trong không khí và có thể lây lan nhanh chóng, đặc biệt là ở những nơi có nhiều chó được nuôi chung.
Ho, sốt và chảy nước mũi là những triệu chứng chính liên quan tới tình trạng nhiễm trùng. Một điều quan trọng cần nhớ là virus parainfluenza ở chó không liên quan tới bệnh cúm chó. Hai loại virus này gây ra các bệnh khác nhau; chó cần được tiêm những loại virus khác nhau để phòng chống cả hai căn bệnh này.
Virus Parvo
Đây là căn bệnh nghiêm trọng và thường làm chó tử vong. Mặc dù chó ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng những con chó chưa được tiêm phòng đầy đủ có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.
Virus Parvo rất dễ lây lan và chúng làm tổn thương đường tiêu hóa của chó; khiến chó bị nôn mửa, tiêu chảy ra máu, mất nước và protein nhanh chóng. Chó mắc bệnh này thường phải nhập viện và chăm sóc đặc biệt. Virus parvo có khả năng kháng nhiều chất khử trùng thông thường; còn thể tồn tại trong môi trường (bao gồm cả đất) lên đến một năm.
Tần suất tiêm vacxin 5 bệnh cho chó
Vacxin 5 bệnh còn giúp tiết kiệm thời gian dẫn chó đi chích ngừa. Vacxin kết hợp sẽ được tiêm trải dài trong vài tuần. Nhưng vì kết hợp 5 trong 1 nên thú cưng của bạn chỉ cần tiêm một mũi mỗi lần đi tiêm. Đối với chó con được ít nhất 6 tuần tuổi; cứ sau mỗi 2 – 4 tuần thì bạn nên cho chó đi tiêm một lần cho tới khi chúng được 16 tuần tuổi.
Đối với những con chó lớn hơn 6 tuần tuổi nhưng chưa bao giờ được tiêm phòng thì số liều ban đầu sẽ được giảm xuống một hoặc hai liều. Tất cả những con chó đã tiêm vacxin đều phải tiêm liều nhắc lại cứ sau 1 đến 3 năm tùy thuộc vào nhãn hiệu vacxin và khuyến cáo của bác sĩ thú y.
Ưu điểm của vacxin 5 bệnh cho chó
Vacxin 5 bệnh cho chó mang lại nhiều ưu điểm hơn so với vacxin đơn lẻ. Vacxin sẽ giúp thú cưng của bạn chống lại 5 căn bệnh cùng lúc; giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc và giảm thiểu sự đau đớn của thú cưng.
Loại vacxin kết hợp này thậm chí có thể bao gồm cả các loại vacxin phụ; chẳng hạn như leptospirosis, có nghĩa là thú cưng của bạn sẽ được bảo vệ tối đa mà không cần phải tiêm quá nhiều.
Các nghiên cứu mở rộng đã chỉ ra rằng vacxin 5 bệnh cho chó nói chung rất an toàn với chó; kể cả chó dưới 6 tuần tuổi. Tác dụng phụ mà chó gặp phải thường nhẹ và rất hiếm gặp; chẳng hạn như đau tạm thời tại chỗ tiêm.
Lưu ý khi tiêm vắc xin cho chó
Trên thực tế việc tiêm vắc xin có thể tự thực hiện ở nhà. Nhưng nếu bạn không chắc mình có đủ kiến thức và kỹ năng thì tốt nhất nên đưa cún đến cơ sở thú y uy tín để được các bác sĩ có kinh nghiệm tư vấn và thực hiện. Hơn nữa, đề phòng trường hợp cún phản ứng với thuốc hay sốt phản vệ thì cũng được xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, lưu ý một số điều quan trọng sau:
-Tuyệt đối không thực hiện tiêm vắc xin khi chó đang bị ốm, suy giảm miễn dịch; nôn mửa, tiêu chảy hay bất kỳ dấu hiệu bệnh lý nào khác. Cẩn thận kiểm tra thân nhiệt; tình trạng sức khỏe của chó trước khi quyết định tiêm.
-Nếu tự tiêm cho cún ở nhà cần đảm bảo mua vắc xin của cơ sở được cấp phép để chắc chắn mua được loại vắc xin tốt, được bảo quản đúng cách. Khử trùng tất cả các dụng cụ, thực hiện tiêm đúng quy trình.
-Không tiêm vắc xin vào tĩnh mạch;
-Sau khi tiêm cần theo dõi, chăm sóc kỹ hơn trong vòng 1 tuần. Kiêng tắm cho chó, kiêng các loại thức ăn có nhiều mỡ, sữa, đồ sống.
Nguồn: Petshopsaigon.vn