Bí quyết chăm sóc rùa cảnh từ A đến Z

Bí quyết chăm sóc rùa cảnh từ A đến Z
7 phút, 46 giây để đọc.

Rùa thông thường có kích thước khá to. Chúng phải sống cùng tự nhiên mới có thể tồn tại lâu. Nhưng ngày nay có những giống rùa cảnh được nuôi như thú cưng. Rùa cảnh nói chung có một số đặc điểm thú vị như:

  • Lưỡi của rùa không di chuyền được nên chúng nuốt thức ăn hoàn toàn ở dưới nước.
  • Bơi ngược trước mặt và rung cặp móng chân trước là cách rùa đực quyến rũ rùa cái.
  • Rùa canh thông minh khi được nuôi và thích đi theo chủ.
  • Chúng hay tò mò, thích khám phá những điều mới, thích kết bạn sống cùng bầy đàn.

Nuôi rùa cảnh tại nhà thế nào để chúng sống lâu và phát triển tốt là một trong những vấn đề đựơc rất nhiều người quan tâm. Trong quá trình nuôi chúng ta cần lưu ý và chuẩn bị những điều kiện gì rùa cảnh sinh trưởng tốt? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.

Rùa cảnh có kích thước khá nhỏ

Cách nuôi rùa cảnh tại nhà sống lâu, sinh sản tốt

Nhiều người cho răng nuôi rùa cảnh trong nhà sẽ tạo nên phong thủ tốt. Nó đem lại sự giàu có và may mắn. Nuôi rùa cảnh tại nhà sẽ tạo cho không gian nhà thêm màu sắc và sinh động hơn rất nhiều. Sau đây là những hướng dẫn để chăm sóc những chú rùa cảnh sinh sản tốt và khỏe mạnh mỗi ngày bạn nên lưu lại:

Lưu ý về kích thước bể rùa cảnh

Mặc dù rùa cảnh là loại động vật khá chậm chạp nhưng lại có nhu cầu vận động rất cao, vì thế cần chuẩn bị cho chúng một không gian phù hợp để hoạt động tốt và không bị stress. Về kích thước bể nuôi rùa cần chuẩn bị như sau:

  • Tối thiểu phải có chiều dài gấp 5 lần chiều dài cơ thể của rùa trưởng thành.
  • Chiều rộng của bể gấp 3 lần bề ngang của rùa trưởng thành.
  • Chiều cao của bể phải vượt quá tầm với của rùa lớn để chúng không thể trèo ra ngoài bể.

Hợp lý nhất, bạn nên chuẩn bị bể rộng một chút để có thể bố trí các loại tiểu cảnh trong bể cho chúng vận động thoải mái nhất.

Về vị trí đặt bể nuôi rùa cảnh

Để rùa cảnh không bị suy dinh dưỡng và mắc chứng mềm mai, mềm thân, cơ thể yếu và di chuyển chậm chạp hơn rất nhiều, bạn cần lưu ý về vị trí đặt bể nuôi sao cho có ánh sáng được chiếu vào. Vì thế, cần để ánh sáng mặt trời chiếu vào bể tại vị trí đặt tiểu cảnh cho rùa trèo lên phơi nắng dễ dàng.

Trong trường hợp, trong nhà không có vị trí ánh sáng được chiếu vào, bạn nên lắp đèn UVB hay đèn sưởi để tạo nhiệt độ thích hợp giúp chúng sinh sống và phát triển tốt nhất.

Cần xử lý bể nuôi trước khi cho rùa vào

Việc rửa sạch bể kính bằng nước sạch và phơi khô trước khi cho rùa vào là việc làm cần thiết. Nếu như bể xi măng, bạn cần đổ nước ngập bể rồi ngâm phơi nắng một ngày sau đó tháo sạch nước. Nên lặp lại quá trình này từ 2 – 3 lần rồi phơi khô, tiếp đến đổ nước sạt vào bể để thả rùa.

Nhiệt độ bể chứa phải phù hợp

Bổ sung tiểu cảnh trong bể

Tiểu cảnh hết sức quan trọng trong bể nuôi để rùa được khỏe mạnh, vui vẻ và thích nghi tốt với môi trường ở trong bể. Bạn nên đặt thêm một số tảng đá, có độ cao cao hơn mặt nước để rua có thể chèo lên phơi nắng cho dễ dàng. Kết hợp thêm một số loại rong rêu, cây thủy sinh lá to ở góc bể để rùa tránh nắng tốt hơn khi nhiệt độ môi trường tăng cao.

Có hệ thống lọc nước trong bể để giúp nguồn nước sạch sẽ hơn cũng là biện pháp hữu ích mà rất nhiều người áp dụng, bạn cũng nên tham khảo.

Lưu ý về nguồn nước trong bể

Nước trong bể nuôi cần là nước sạch, nếu như nước máy bạn cần khử clo cho nước và bắt buộc phải khử clo không rùa sẽ không sống được. Bạn cũng có thể bơm nước ra bể và dùng máy lọc qua nhiều lần, nếu nhà mà không có máy lọc nên phơi nắng từ 2 – 3 ngày.

Lượng nước đổ vào bể không nên quá cạn cũng không nên quá sâu, cần đủ lượng ngập đủ qua mai rùa khoảng 1 – 2 cm. Nhiều giống rùa bơi kém sẽ không thích nghi với lượng nước quá sâu, còn nếu nước quá cạn có thể làm chúng không đủ không gian để bơi lội và sinh sống.

Cách nuôi rùa cảnh trong hồ thủy sinh

Sau khi chuyển vào một môi trường khác, sẽ khiến rùa chưa kịp thích nghi. Chính vì vậy, việc chăm sóc chúng sau khi thả vào bể cần được quan tâm rất nhiều để chúng sinh trưởng bình thường.

Cung cấp thức ăn và cách cho ăn

Thức ăn bạn nên cung cấp cho rùa cảnh là: cá nhỏ, tôm tép, rau xanh. Một số loại thức ăn khác mà rùa khá yêu thích như đậu Hà Lan, đậu bi, chuối chín và dâu tây. Về tỷ lệ thức ăn nên lưu ý như sau:

  • 50% rau xanh, trái cây, củ quả.
  • 25% tôm tép, cá, côn trùng.
  • 25% là thức ăn công thức chế biến sẵn dành cho rùa.

Một điều bạn hết sức lưu ý, khi mới thả rùa vào bể, không nên cho rùa ăn ngay. Cần cho chúng làm quen dần với môi trường mới và nhịn đói từ 2 – 3 ngày rồi sau đó mới nên cho ăn từng chút một. Tuyệt đối không cho rùa ăn chung thức ăn công thức sẵn dành cho các động vật khác,vì rùa sẽ dễ chết nếu như thức ăn không phù hợp.

Khi cho rùa ăn, bạn có thể thả mồi xuống nước để rùa tự bắt. Hoặc đặt trên bờ, ở sát với mặt nước. Tôm có thể cho ăn cả vỏ, giúp rùa bổ sung canxi. Nhưng trước khi cho ăn bạn nên bỏ đầu và gai

Vệ sinh bể nuôi sau khi thả rùa cảnh

Cần vệ sinh bể nuôi sạch sẽ và thường xuyên, khoảng 1 – 2 lần/tuần. Nước cần được thay để đảm bảo môi trường tốt nhất cho rùa phát triển tốt nhất.

Rùa cảnh có ý nghĩa về phong thủy

Lưu ý về điều kiện nhiệt độ có trong bể nuôi

Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng khi nuôi rùa cảnh. Nhiệt độ thích hợp nhất là 25-30 độ C. Nhiệt độ cao nhất chỉ nên ở 37 độ. Nếu nhiệt độ lên cao trên 30 độ C, bạn nên bổ sung các loại tiểu cảnh để giúp hạ nhiệt độ xuống.

Không nên cho rùa sống trong môi trường điều hòa của người. Vlúc đó nhiệt độ sẽ bị tăng và giảm đột ngột khiến rùa không kịp thích nghi với môi trường sống. Chúng sẽ chậm chạp và phát triển khó hơn rất nhiều so với nhiệt độ tự nhiên của môi trường.

Nhiệt độ rất quan trọng trong cách nuôi rùa cảnh. Điều kiện nhiệt độ có trong bể nuôi khá quan trọng khi chăm sóc rùa cảnh

Chăm sóc Rùa cảnh hằng ngày

Rùa mới mua về nhà không cần cho ăn ngay. Đầu tiên nên thả chúng vào một bể nước có pha chút muối ăn. Đợi khoảng 3 ngày để cho rùa bài tiết hết chất thải trong đường ruột. Đồng thời chúng có thể làm quen với môi trường sống mới.

Tùy theo giống rùa, tuổi và sức khỏe, chúng sẽ có thời gian thích ứng khác nhau. Thông thường khoảng 3-15 ngày rùa sẽ hoàn toàn quen thuộc với môi trường.

Nước cho rùa trước khi thay phải được phơi nắng 2 ngày. Có thể dùng nước máy sinh hoạt. Một tuần thay nước 2 lần là được.

Một số vấn đề về sức khỏe của Rùa cảnh

Trong quá trình nuôi rùa cảnh bạn cũng có thể gặp các dấu hiệu bất thường dưới đây. Nếu chưa có kinh nghiệm chăm sóc rùa, tốt nhất là đưa chúng tới gặp bác sĩ thú y để được điều trị kịp thời.

  • Tắm nắng quá nhiều hoặc từ chối vào nước.
  • Biếng ăn.
  • Mắt sưng hoặc trũng.
  • Nổi trên mặt nước, không chìm được trong nước.
  • Há miệng hoặc sùi bọt mép, sùi bọt mũi.
  • Phát triển thiếu đối xứng hoặc không đề.
  • Đổi màu hoặc có vết thương hở trên da.
  • Xuất hiện các hành vi bất thường khác.

Hy vọng sau bài viết này, bạn đã trang bị cho mình những cách nuôi rùa cảnh trong nhà để giúp chúng mau lớn. Hơn nữa là khỏe mạnh và sinh trưởng tốt nhất. Đặc biệt, đối với những bạn mới tập nuôi rùa cảnh cần hết sức quan tâm đến lựa chọn bể nuôi tốt cũng như nguồn thức ăn và nhiệt độ thích hợp cho rùa. Chúc bạn thành công!

Nguồn: Happyvet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chăm sóc mèo cảnh

Những bệnh thường gặp ở mèo Anh lông ngắn

Những bệnh thường gặp ở mèo Anh lông ngắn

Những bệnh thường gặp ở mèo Anh lông ngắn mà bạn nên biết. Cũng như mèo Anh lông dài mèo …
Xem Chi Tiết
Mèo anh lông xám

Vệ sinh cho mèo Anh lông ngắn và những điều nên biết

Vệ sinh cho mèo Anh lông ngắn và những điều nên biết. Mèo là loại động vật đáng yêu và …
Xem Chi Tiết
Phụ kiện cần thiết dành cho mèo Anh lông ngắn

Phụ kiện cần thiết dành cho mèo Anh lông ngắn

Phụ kiện mèo cần thiết cho mèo Anh lông ngắn mà bạn nên biết. Ngày nay xu hướng nuôi thú …
Xem Chi Tiết
Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho mèo con tốt nhất

Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho mèo con tốt nhất

Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho mèo con tốt nhất mà bạn nên biết. Một chú mèo cảnh đẹp …
Xem Chi Tiết
Cách phối giống chuẩn để cho ra đời mèo Anh lông ngắn xám xanh

Cách phối giống chuẩn để cho ra đời mèo Anh lông ngắn xám xanh

Cách phối giống chuẩn để cho ra đời mèo Anh lông ngắn xám xanh. Ngày nay với xu hướng mọi …
Xem Chi Tiết
Những sai lầm cần tránh khi nuôi mèo cảnh

Những sai lầm cần tránh khi nuôi mèo cảnh

Những sai lầm cần tránh khi nuôi mèo cảnh. Mèo là loại động vật dễ thương. Có khả năng thích …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc cá cảnh

Cá Anh Đào - loài cá cảnh mang vẻ đẹp khó cưỡng

Cá Anh Đào – loài cá cảnh mang vẻ đẹp khó cưỡng

Cá anh đào là một loại cá đang thử cho những người mới bắt đầu nuôi cá cảnh. Chúng có …
Xem Chi Tiết
Cá vàng đuôi quạt - một sản phẩm của đột biến tự nhiên

Cá vàng đuôi quạt – một sản phẩm của đột biến tự nhiên

Nhắc đến cá cảnh, người ta sẽ thường nghĩ ngay tới cá vàng. Cá vàng là một loại cá có …
Xem Chi Tiết
Chăm Cá axolotl dễ dàng hơn khi nắm những điều sau

Cá axolotl – loài cá có vẻ ngoài vô cùng dễ thương

Cá Axolotl có tên gọi khác là cá khủng long 6 sừng. Chúng mang trên mình một vẻ đẹp độc …
Xem Chi Tiết
Cá Bút Chì Thái - "công cụ" vệ sinh cho các bể cá cảnh

Cá Bút Chì Thái – “công cụ” vệ sinh cho các bể cá cảnh

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một loài cá vệ sinh môi trường sống. Đó chính là …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc gà kiểng

Gà Sumatra

Tìm hiểu tất tần tật về gà Indonesia Sumatra – Giống gà chọi đuôi dài

Giống gà Sumatra là giống gà chọi sinh sống lâu tại xứ vạn đảo Indonesia. Giống gà này nổi tiếng …
Xem Chi Tiết
Những loại thực phẩm giúp bổ sung cơ bắp và sức chiến cho gà chọi

Những loại thực phẩm giúp bổ sung cơ bắp và sức chiến cho gà chọi

Để có một chú gà chọi khỏe mạnh, săn chắc, lực lưỡng và sở hữu khả năng chiến đấu tốt …
Xem Chi Tiết
Săn lùng gà nước tại miền Tây sông nước

Săn lùng gà nước tại miền Tây sông nước

Giống gà nước hay còn được biết đến với cái tên cúm cúm được người dân thuần hóa và nuôi …
Xem Chi Tiết
Kỹ thuật chăm sóc để chú gà của bạn có bộ lông mềm mượt

Kỹ thuật chăm sóc để chú gà của bạn có bộ lông mềm mượt

Phong chào chơi gà kiểng đang phát triển toàn diện ở Việt Nam và trên thế giới. Khi người dân …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc thú nuôi khác

Cách nuôi chuột Hamster

Bỏ túi cẩm nang nuôi chuột Hamster đúng cách

Chúng ta thường lầm tưởng rằng những loài động vật càng nhỏ thì càng dễ chăm sóc. Nhưng sự thật …
Xem Chi Tiết
cách cho Sóc Bay Úc ăn

Cách chăm sóc một em Sóc Bay Úc nhỏ xinh

Sóc Bay Úc có tên Tiếng Anh là Sugar Glider. Nó là một loài động có túi (giống như Kangaroo) …
Xem Chi Tiết
Bí quyết chăm sóc rùa cảnh từ A đến Z

Bí quyết chăm sóc rùa cảnh từ A đến Z

Rùa thông thường có kích thước khá to. Chúng phải sống cùng tự nhiên mới có thể tồn tại lâu …
Xem Chi Tiết
nuôi chuột nhà lang

Trở thành bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho Chuột nhà lang

Danh sách thú cưng ở nước ta ngày càng phong phú và đa dạng. Những năm gần đây còn xuất …
Xem Chi Tiết

Mô hình nuôi

Mô hình nuôi mèo cảnh - từ sở thích đến "đại gia tiền tỷ"

Mô hình nuôi mèo cảnh – từ sở thích đến “đại gia tiền tỷ”

Nuôi mèo cảnh đã trở thành xu thế, không chỉ dành riêng cho giới nhà giàu. Ngày nay, ai cũng …
Xem Chi Tiết
cho-canh-ngay-cang-duoc-ua-chuong

Sở hữu 2 cửa hàng kinh doanh chó, mỗi tháng ngồi đếm cả trăm triệu

Kinh doanh chó mèo đang trở thành nghề “hái ra tiền” với lợi nhuận khủng lên đến hàng trăm triệu …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cá cảnh - từ ý tưởng đến hiện thực là cả 1 hành trình dài

Mô hình nuôi cá cảnh – từ ý tưởng đến hiện thực là cả 1 hành trình dài

Nuôi cá cảnh xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, khoảng hơn chục năm trở về trước. Quy mô …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi gà cảnh thành công từ chữ tín, cái tâm

Mô hình nuôi gà cảnh thành công từ chữ tín, cái tâm

Mô hình nuôi gà cảnh không quá phổ biến ở nước ta trong 4 – 5 năm trước đây. Thời …
Xem Chi Tiết