Bỏ túi cẩm nang nuôi chuột Hamster đúng cách

Cách nuôi chuột Hamster
7 phút, 33 giây để đọc.

Chúng ta thường lầm tưởng rằng những loài động vật càng nhỏ thì càng dễ chăm sóc. Nhưng sự thật thì không hẳn như thế. Điển hình có thể kể đến chuột Hamster. Điều thu hút ở chuột Hamster với người nuôi chính là vẻ bề ngoài của nó. Chúng có kích thước khá nhỏ và cực kì đáng yêu. Bộ lông cũng khá mềm, mượt. Mỗi loại chuột Hamster sẽ có màu lông khác nhau, rất đa dạng. Chuột Hamster cũng rất vui vẻ, gần gũi và hiếu động. Nếu được tiếp xúc với bạn thường xuyên nó sẽ rất quý bạn đó,

Ban đầu Hamster chỉ được nuôi để làm các thí nghiệm khoa học trong phòng thí nghiệm. Hiện nay Hamster còn được nuôi để làm thú cưng cho những người yêu thích vật nuôi nhỏ, đáng yêu. Năm 2008 chú chuột Hamster tên là Rhino còn xuất hiện trong một bộ phim hoạt hình nữa đấy!

 

Chuột Hamster rất hiếu động

Nuôi chuột Hamster cần lưu ý gì?

Điều bạn cần quan tâm khi nuôi chúng chính là bạn nên tìm hiểu đủ nhiều về việc chăm sóc Hamster trước khi mua. Vì thực tế nhiều người khi nuôi chuột Hamster theo phong trào hoặc thích là nuôi, cho đến khi mua chuột Hamster về thì gặp rất nhiều vấn đề như:

  • Hamster không ăn
  • Hamster không tập thể dục
  • Hamster không chơi với bạn

Vì vậy điều không thể bỏ qua khi nuôi Hamster là bạn cần chuẩn bị kiến thức đầy đủ để có thể thích ứng và chăm sóc chuột Hamster một cách tốt nhất. Giúp chúng có cuộc sống vui vẻ hạnh phúc và luôn quấn quít với bạn.

Kiến thức đầu tiên để nuôi Hamster là phải trang bị chuồng cho chúng. Tiếp theo đó là những vấn đề về ăn uống, vận động. Cuối cùng là kiến thức để phòng tránh những căn bệnh thường gặp. Chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé!

Những điều kiện về chuồng nuôi chuột Hamster

Nếu nuôi Hamster cần phải có chuồng để nuôi và các hàng rào che chắn (thanh thủy tinh, hàng rào sắt,…) để chúng không thể thoát ra ngoài. Không nên nuôi Hamster trong một cái lồng quá nhỏ. Nuôi chuột hamster trong lồng quá nhỏ khiến chúng bị stress dễ bỏ ăn, biếng ăn. Điều đó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của chuột Hamster. Một cái lồng xinh xắn, đầy đủ điều kiện sẽ giúp cho Hamster luôn vui vẻ, tích cực vận động.

Tách riêng Hamster đực và Hamster cái

Không nên giữ Hamster đực và chuột Hamster cái ở cùng nhau. Chuột Hamster là giống khá dễ dàng sinh sản. nếu bạn cho một con Hamster đực và một Hamster cái vào một cái lồng thì đừng ngạc nhiên nếu bạn nhận thấy dấu hiệu mang thai ở chuột Hamster cái rất sớm. Điều này ảnh hưởng đến tuổi thọ của Hamster rất nhiều.

Một điều thú vị là chuột Hamster cái có thể sinh tới 20 con một lứa. Khá là nhiều so với thân hình hơi bé của Hamster. Vì vậy, nếu bạn không muốn nuôi Hamster con thì tốt nhất đừng bao giờ nhốt chuột Hamster đực và Hamster cái cùng một lồng.

Sử dụng lót chuồng/giường ngủ phù hợp

Bạn không nên sử dụng bất kỳ thứ nào sau đây làm giường trong chuồng:

  • Dùng tờ báo
  • Gỗ thông và gỗ tuyết tùng
  • Bất kỳ giường có mùi thơm không phải đồ chuyên dùng cho Hamster
  • Rác
  • Lõi bắp

Chuồng cho chuột Hamster

Chuột Hamster rất dễ bị dị ứng và bị bệnh đường hô hấp. Vì vậy chọn loại lót chuồng nuôi chuột Hamster sẽ khó khăn hơn nhiều. Không cẩn thận chúng có thể bị bệnh thậm chí có thể tử vong. Hãy chọn mua loại lót chuồng chuyên dụng dùng cho chuột Hamster.

Nên mua các loại lót chuồng (mùn cưa mỏng và nó không là các loại cưa ở rèn). Có thể thay thế mùn cưa bằng giấy vệ sinh xé rải rác…). Thường xuyên thay lót 3 ngày/ lần. Không cho vi khuẩn độc hại tích tụ và gây bệnh cho chúng.

Thường xuyên vệ sinh chuồng

Cũng giống như một ngôi nhà của con người, một ngôi nhà chuột Hamster cần phải được giữ sạch sẽ để nó được khỏe mạnh và vui vẻ. Không để lót chuồng quá bẩn, thức ăn thối rữa trong chuồng. Nếu chuồng bẩn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động mạnh.

Làm sạch lồng một lần mỗi tuần. Chỉ để lại một lượng nhỏ lót chuồng cũ để chuột Hamster nhận ra một mùi hương quen thuộc sau khi lồng được làm sạch. Công việc này cũng không tốn quá nhiều thời gian của bạn. Môi trường sống phải trong lành, sạch sẽ thì Hamster mới phát triển tốt nhất.

Nuôi chuột Hamster thế nào là đúng?

Chế độ ăn uống hợp lý

Do răng của chúng thường dài ra nên chúng có thể phải cần ăn các thức ăn cứng để mài mòn răng của chúng. Răng không được mài mòm thường xuyên Hamster cũng có thể chết đó. Thức ăn yêu thích của chúng thường là hạt hướng dương. Ngoài ra còn các loại thức ăn ngũ cốc, thức ăn trộn sẵn được bán trong cửa hàng. Các loại thức ăn trộn sẵn gồm: đậu đỏ, đậu đen, đậu phộng, các loại bánh,…

Hạt hướng dương là thức ăn ưa thích của chuột Hamster

 

Hãy nuôi chúng với một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Không nên cho Hamster ăn trái cây nhiều hoặc miếng hành tây. Những thực phẩm này có tính axit và điều này có thể gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa. Cũng không nên cho chúng ăn một lúc quá nhiều. Hãy phân chia bữa ăn sao cho thật phù hợp.

Bạn cũng nên tránh những miếng thức ăn sắc nhọn hoặc thực phẩm có chất dính. Những loại thực phẩm này có thể bị mắc kẹt trong túi má và gây thương tích, thậm chí nhiễm trùng. Mua các bình nước để đựng nước và nên thử nó có chảy nước không. Thường xuyên vệ sinh bình nước vì khi chuột Hamster uống nước lông và bụi bặm có thể đi vào ống nước. Lâu ngày dẫn đến việc tích tụ vi khuẩn.

Chế độ vận động phù hợp

Thường cho chuột Hamster có lên lịch dắt chơi định kỳ. Không làm xáo trộn thói quen vì Hamster có thể quen lịch cũ của bạn. Nên sắp đặt các vật dụng đồ chơi như bánh xe quay (wheel), các đường ống, miếng trượt và các đồ chơi leo trèo không gây nguy hiểm cho chúng. Mô phỏng giống như ở bên ngoài tự nhiên, chuột Hamster có thể hoạt động bằng đào hang, chạy gắng sức. Nhìn Hamster vận động với đồ chơi trong chuồng cũng rất thú vị.

Nếu bạn cho chuột Hamster ăn quá nhiều hoặc không cho nó tập thể dục thường xuyên nó sẽ béo lên. Và giống con người, thừa cân rất có hại cho sức khỏe của Hamster. Chúng sẽ rất dễ mắc các bệnh khác đặc biệt là tiểu đường. Nó có thể dẫn để tử vong bất kỳ lúc nào vì thế tốt nhất đừng để Hamster béo phì. Cũng đừng để Hamster quá gầy nhé!

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh mà Hamster thường gặp

Điều quan trọng cần nhớ khi nghĩ về bệnh Hamster là “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó được xem như là một nguyên tắc vàng trong quá trình nuôi thú cưng đấy. Nếu Hamster của bạn bị bệnh thì bạn càng điều trị sớm càng tốt.

Nguyên nhân thường gặp là về bệnh ướt đuôi, bệnh tiêu chảy. Do ăn thức ăn không đúng và các vi khuẩn độc hại của môi trường xung quanh gây nên. Ngoài ra còn có thể mắc các bệnh mắt đục tinh thể, bệnh stress, bệnh cảm lạnh, bệnh táo bón, các loại bệnh bên trong cơ thể như tử cung, bàng quang, dạ dày, tim…. Thêm một nguyên nhân nữa là bị nhiễm bệnh từ động vật khác do chúng sống chung cùng một nhà. Nếu bạn nuôi nhiều loại thú cưng khác nhau trong nhà thì nên bố trí khoảng cách phù hợp. Nếu bệnh diễn biến trầm trọng và phức tạp, cần đưa ngay đến các bác sĩ thú y.

Thú cưng đối với nhiều người cũng giống như một người bạn tri kỉ vậy. Họ nuôi dưỡng, chăm sóc, huấn luyện chúng theo ý riêng của mình. Không phải loài nào cũng dễ nuôi và có chi phí thấp. Vì vậy, khi bất đầu trở thành một “con sen” đúng nghĩa bạn phải chuẩn bị đủ tài chính, kiến thức cũng như tâm lí vững vàng nữa. Như vậy khi bất đầu nuôi Hamster bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để thú cưng của bạn luôn vui vẻ, khỏe mạnh nhé! Chúc bạn thành công.

Nguồn: thichthucung.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chăm sóc mèo cảnh

Những bệnh thường gặp ở mèo Anh lông ngắn

Những bệnh thường gặp ở mèo Anh lông ngắn

Những bệnh thường gặp ở mèo Anh lông ngắn mà bạn nên biết. Cũng như mèo Anh lông dài mèo …
Xem Chi Tiết
Mèo anh lông xám

Vệ sinh cho mèo Anh lông ngắn và những điều nên biết

Vệ sinh cho mèo Anh lông ngắn và những điều nên biết. Mèo là loại động vật đáng yêu và …
Xem Chi Tiết
Phụ kiện cần thiết dành cho mèo Anh lông ngắn

Phụ kiện cần thiết dành cho mèo Anh lông ngắn

Phụ kiện mèo cần thiết cho mèo Anh lông ngắn mà bạn nên biết. Ngày nay xu hướng nuôi thú …
Xem Chi Tiết
Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho mèo con tốt nhất

Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho mèo con tốt nhất

Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho mèo con tốt nhất mà bạn nên biết. Một chú mèo cảnh đẹp …
Xem Chi Tiết
Cách phối giống chuẩn để cho ra đời mèo Anh lông ngắn xám xanh

Cách phối giống chuẩn để cho ra đời mèo Anh lông ngắn xám xanh

Cách phối giống chuẩn để cho ra đời mèo Anh lông ngắn xám xanh. Ngày nay với xu hướng mọi …
Xem Chi Tiết
Những sai lầm cần tránh khi nuôi mèo cảnh

Những sai lầm cần tránh khi nuôi mèo cảnh

Những sai lầm cần tránh khi nuôi mèo cảnh. Mèo là loại động vật dễ thương. Có khả năng thích …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc cá cảnh

Cá Anh Đào - loài cá cảnh mang vẻ đẹp khó cưỡng

Cá Anh Đào – loài cá cảnh mang vẻ đẹp khó cưỡng

Cá anh đào là một loại cá đang thử cho những người mới bắt đầu nuôi cá cảnh. Chúng có …
Xem Chi Tiết
Cá vàng đuôi quạt - một sản phẩm của đột biến tự nhiên

Cá vàng đuôi quạt – một sản phẩm của đột biến tự nhiên

Nhắc đến cá cảnh, người ta sẽ thường nghĩ ngay tới cá vàng. Cá vàng là một loại cá có …
Xem Chi Tiết
Chăm Cá axolotl dễ dàng hơn khi nắm những điều sau

Cá axolotl – loài cá có vẻ ngoài vô cùng dễ thương

Cá Axolotl có tên gọi khác là cá khủng long 6 sừng. Chúng mang trên mình một vẻ đẹp độc …
Xem Chi Tiết
Cá Bút Chì Thái - "công cụ" vệ sinh cho các bể cá cảnh

Cá Bút Chì Thái – “công cụ” vệ sinh cho các bể cá cảnh

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một loài cá vệ sinh môi trường sống. Đó chính là …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc gà kiểng

Gà Sumatra

Tìm hiểu tất tần tật về gà Indonesia Sumatra – Giống gà chọi đuôi dài

Giống gà Sumatra là giống gà chọi sinh sống lâu tại xứ vạn đảo Indonesia. Giống gà này nổi tiếng …
Xem Chi Tiết
Những loại thực phẩm giúp bổ sung cơ bắp và sức chiến cho gà chọi

Những loại thực phẩm giúp bổ sung cơ bắp và sức chiến cho gà chọi

Để có một chú gà chọi khỏe mạnh, săn chắc, lực lưỡng và sở hữu khả năng chiến đấu tốt …
Xem Chi Tiết
Săn lùng gà nước tại miền Tây sông nước

Săn lùng gà nước tại miền Tây sông nước

Giống gà nước hay còn được biết đến với cái tên cúm cúm được người dân thuần hóa và nuôi …
Xem Chi Tiết
Kỹ thuật chăm sóc để chú gà của bạn có bộ lông mềm mượt

Kỹ thuật chăm sóc để chú gà của bạn có bộ lông mềm mượt

Phong chào chơi gà kiểng đang phát triển toàn diện ở Việt Nam và trên thế giới. Khi người dân …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc thú nuôi khác

Cách nuôi chuột Hamster

Bỏ túi cẩm nang nuôi chuột Hamster đúng cách

Chúng ta thường lầm tưởng rằng những loài động vật càng nhỏ thì càng dễ chăm sóc. Nhưng sự thật …
Xem Chi Tiết
cách cho Sóc Bay Úc ăn

Cách chăm sóc một em Sóc Bay Úc nhỏ xinh

Sóc Bay Úc có tên Tiếng Anh là Sugar Glider. Nó là một loài động có túi (giống như Kangaroo) …
Xem Chi Tiết
Bí quyết chăm sóc rùa cảnh từ A đến Z

Bí quyết chăm sóc rùa cảnh từ A đến Z

Rùa thông thường có kích thước khá to. Chúng phải sống cùng tự nhiên mới có thể tồn tại lâu …
Xem Chi Tiết
nuôi chuột nhà lang

Trở thành bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho Chuột nhà lang

Danh sách thú cưng ở nước ta ngày càng phong phú và đa dạng. Những năm gần đây còn xuất …
Xem Chi Tiết

Mô hình nuôi

Mô hình nuôi mèo cảnh - từ sở thích đến "đại gia tiền tỷ"

Mô hình nuôi mèo cảnh – từ sở thích đến “đại gia tiền tỷ”

Nuôi mèo cảnh đã trở thành xu thế, không chỉ dành riêng cho giới nhà giàu. Ngày nay, ai cũng …
Xem Chi Tiết
cho-canh-ngay-cang-duoc-ua-chuong

Sở hữu 2 cửa hàng kinh doanh chó, mỗi tháng ngồi đếm cả trăm triệu

Kinh doanh chó mèo đang trở thành nghề “hái ra tiền” với lợi nhuận khủng lên đến hàng trăm triệu …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cá cảnh - từ ý tưởng đến hiện thực là cả 1 hành trình dài

Mô hình nuôi cá cảnh – từ ý tưởng đến hiện thực là cả 1 hành trình dài

Nuôi cá cảnh xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, khoảng hơn chục năm trở về trước. Quy mô …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi gà cảnh thành công từ chữ tín, cái tâm

Mô hình nuôi gà cảnh thành công từ chữ tín, cái tâm

Mô hình nuôi gà cảnh không quá phổ biến ở nước ta trong 4 – 5 năm trước đây. Thời …
Xem Chi Tiết