Với cuộc sống ngày càng bận rộn thì đâu đó vẫn còn nhiều người đam mê nuôi các loại chim cảnh. Tuy nhiên họ cũng lo ngại rằng liệu mình có chăm sóc tốt cho giống vật nuôi này. Mỗi người sẽ có mỗi cách chăm sóc các loại chim cảnh khác nhau. Do đó cần tìm hiểu rõ việc chăm sóc chim họa mi như thế nào là đúng cách. Việc chăm sóc cho chim họa mi tưởng chừng như là đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Với một trong những phương pháp dưới đây bạn sẽ không còn phải lo lắng gì nữa.
Chăm sóc họa mi đã khó, chăm sóc chim họa mi lúc căng lửa càng khó hơn. Gặp phải trường hợp này, bạn cần phải quan tâm nhiều hơn. Vào lúc này cơ thể chim cần dinh dưỡng rất lớn, vì vậy thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng cho chim. Tất cả các chế độ chăm sóc chúng đều cần thực hiện kĩ càng, tỉ mỉ. Thông qua bài viết dưới đây bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách chăm sóc giống chim này, hãy cùng theo dõi nhé!
Kinh nghiệm chăm sóc chim họa mi
Việc nuôi dưỡng và chăm sóc chim họa mi luôn giữ được phong độ là một điều tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được; vì đây là công việc nhẹ nhàng nhưng cần sự tỉ mỉ và kiên trì cao. Bài viết này xin bổ xung những cách chăm sóc chim họa mi căng lửa để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
Với những người nuôi chim họa mi, gặp phải trường hợp chim lên lửa, xuống lửa thất thường; ngày thì nghe hót rất nhiều, ngày thì không nghe thấy chim hót lần nào… Đó là việc hết sức bình thường khi người nuôi chim họa mi không có các kĩ năng và chưa đủ kinh nghiệm giữ lửa cho họa mi. Những điều ảnh hưởng lớn nhất tới tạo lửa và giữ lửa cho chim mà bạn cần lưu ý; như : môi trường sống, chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc..
Đầu tiên khi mới mang chim họa mi về, nó thường lạ người, lạ môi trường sống; thức ăn và thói quen được chăm sóc nên bao giờ cũng sợ hãi và xuống lửa; dù cho là chim mộc hay chim đã thuần hóa, chúng sẽ thường bỏ hót sau một vài ngày được nuôi dưỡng. Vì thế, bạn cũng không nên sớm bỏ cuộc mà hãy áp dụng những cách nuôi chim họa mi căng lửa sau :
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
Duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và ổn định cho chim : nên tập cho chim họa mi những chế độ ăn dinh dưỡng theo những công thức nhất định; và tránh thay đổi thức ăn cho chim quá đột ngột. Công thức thường được áp dụng cho chim họa mi là : gạo và trứng gà ngon. Nhất thiết phải làm khoáng hoặc mua khoáng chất cho chim ăn để chim có đủ nguyên tố vi lượng trong quá trình sống và hoạt động, chống bênh tật..
Tất nhiên, tùy từng giai đoạn phát triển của chim họa mi mà người nuôi cho ăn những thức ăn phù hợp. Thêm nữa, trong từng giai đoạn và thời điểm, bạn phải biết chim thiếu chất gì (vitamin và khoáng chất); và thừa gì để điều chỉnh và bổ sung cho kịp thời, hợp lý. Điều đặc biệt để nuôi chim họa mi căng lửa là bạn nên bổ sung hàng ngày thức ăn; như : cào cào, sâu tươi cho chim, có thể là trứng kiến, cá con, tôm tép, thịt bò vụn…
Thường xuyên vệ sinh tắm rửa sạch sẽ
Chú ý vệ sinh lồng chim thường xuyên : dọn rửa lồng chuồng thật sạch; tuyệt đối không để phân chim, giấy lót lưu cữu trong lồng ngày nọ qua ngày kia rất mất vệ sinh cho cả chim và người. Tuyệt đối không làm cách gọi là “ủ chim”; vì động tác này rất mất vệ sinh và phản lại tập tính sinh hoạt của loài chim; về mùa nắng nóng có thể làm chết chim vì ngột ngạt.
Thường xuyên tắm nước và tắm nắng cho chim theo lịch trình đều đặn; để loại bỏ kí sinh trùng và làm ấm bộ lông chim : người nuôi có thể áp dụng chế độ tắm nước cho chim họa mi mỗi ngày một lần; và vào lúc nhiệt độ môi trường cao nhất trong ngày, thường thì là từ 13h tới 15h hàng ngày. Vào những ngày trời lạnh với nhiệt độ từ 10 độ C bạn vẫn có thể cho chim tắm bình thường, tuy nhiên việc tắm chim phải được tiến hành ở nơi khuất gió pha nước hơi âm ấm cho chim tắm.
Những lúc có nắng phải tranh thủ cho chim tắm nắng 30 đến 45 phút trong mùa đông là vừa. Sáng mùa hè tắm nắng cho chim khoảng 20 phút vào lúc 8h00 hoặc 8h30 là tốt nhất.
Vị trí treo lồng thích hợp
Bạn nên chọn nơi treo lồng chim là những nơi khuất, yên tĩnh và vắng bóng người qua lại; tuyệt đối không nên để những nơi mèo, chó có thể để ý tới; hay tránh những người lớn cầm que gậy, chổi lau nhà, trẻ em.. để gây ồn ào và làm cho chim họa mi sợ hãi, hoảng loạn và xuống lửa. Sau một thời gian khi chim đã quen dần với môi trường; bạn có thể áp dụng cách thay đổi nơi treo lồng chim, để tập cho chim dạn hơn.
Ngoài ra, khi di chuyển lồng chim, bạn nhất thiết phải có áo trùm lồng, khăn vải trùm lồng.
Một số cách chăm sóc chim họa mi khi căng lửa
Thêm vào đó, để chăm sóc cho họa mi căng lửa, người nuôi nên nuôi kèm với chim mái; đặc biệt với chim họa mi, điều này có tác dụng rất lớn. Những chuyên gia nuôi chim thường dùng chim mái để thúc chim trống căng lửa theo từng thời điểm thích hợp.
Khi chim họa mi giã lồng, bạn có thể mồi cho chim hót bằng các CD thu âm chim trống hoặc chim mái đầu đàn; cách chăm sóc họa mi căng lửa này thường xuyên được sử dụng và mang lại hiệu quả cao.
Một vài điều về những thay đổi theo mùa của chim họa mi bạn nên chú ý; như : vào đầu mùa thu chim thường thay lông nên chúng bị xuống lửa và giảm sút thể lực . Người nuôi thấy họa mi của mình có những dấu hiệu trên khi vào mùa : rụng lông, ít hót .. thì nên bổ xung khoáng chất và dinh dưỡng trong thức ăn của chim. Quá trình thay lông của chim thường kéo dài từ 50 tới 60 ngày vào mùa thu và thêm khoảng 30 ngày vào mùa hè.
Đây là quá trình rất bình thường nên bạn cũng không cần quá bận tâm; mà chỉ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho chúng. Sau khi trải qua quá trình thay lông và chăm sóc kỹ lưỡng; chim họa mi sẽ lên lửa và hót nhiều hơn.
Chúc bạn sẽ đúc rút được nhiều cách chăm sóc họa mi căng lửa trong quá trình nuôi chim đầy thú vị của mình!
Nguồn: chugiong.com