Bệnh parvo là căn bệnh khá phổ biến ở thú cưng, đặc biệt là ở chó. Đa phần mọi người nuôi thú cưng đều rất ít biết đến căn bệnh nguy hiểm này. Chúng ta không nên lơ là khi chú chó nhà mình bị mắc Parvo. Bởi đây là căn bệnh chưa có thuốc điều trị hoàn toàn và tỉ lệ tử vong cũng rất cao. Bạn cũng đừng nên lo lắng quá vì điều này. Để chữa trị hiệu quả cho thú cưng nhà mình. Khi bạn thấy chú chó nhà mình mệt mỏi, bỏ ăn, tiêu chảy và cơ thể yếu đi. Có thể chú chó nhà bạn đã bị Parvo. Bạn cần đưa chúng đến các cở sở thú y uy tín để được khám chữa kịp thời. Hoặc có thể tham khảo cách chữa trị bệnh Parvo ở chó trong bài viết dưới đây nhé!
Trị bệnh Parvo cho chó đúng nhất
Bước 1: Xác định bệnh
Bệnh Parvo trên chó là một căn bệnh nguy hiểm có khả năng truyền nhiễm và gây tử vong lớn ở chó. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm căn bệnh để tiến hành điều trị kịp thời là hết sức quan trọng. Để biết chính xác chó có mắc bệnh Parvo hay không, có 3 cách để xác định bệnh sau:
- Xét nghiệm tại phòng khám: Mang chó đến phòng khám thú y để được thực hiện các phương pháp xét nghiệm chính xác nhất
- Dùng que test Parvo ở chó: Đừng chủ quan hoặc chần chừ để bệnh chuyển biến nặng hơn. Nếu nghi ngờ chó nhiễm bệnh Parvo do các triệu chứng như tiêu chảy, bỏ ăn. Bạn có thể dùng bộ que test để kiểm tra và dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.
- Thông qua các triệu chứng: Cần đặc biệt chú ý và quan sát kỹ các biểu hiện của chó. Vì Parvo phát bệnh và lây nhiễm rất nhanh. Triệu chứng phổ biến nhất là chó bỏ ăn, sốt, tiêu chảy ra máu, hôi tanh kèm nôn, cơ thể tiều tụy, kiệt sức.
Bước 2: Chữa bệnh parvo cho chó
Parvo là căn bệnh chưa có thuốc đặc trị hoàn toàn. Vì vậy, cách tốt nhất và an toàn nhất để chữa trị Parvo ở chó là đưa chó đến bác sĩ thú y để được khám và điều trị chó bị Parvo theo đúng liệu trình. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo các phương pháp chữa bệnh sau dùng để chữa Parvo cho chó sau nếu như bạn chưa có thời gian đưa chó ra thú y:
Phương pháp dân gian
- Chữa bằng lá ổi: Lấy khoảng 200g lá ổi già. Đun với 1l nước cho đến khi cạn còn 150ml. Cho vào bơm tiêm, mỗi lần tiêm từ 3 – 5ml. Khoảng vài tiếng tiêm một lần. Cách này sẽ giúp chó không tiêu chảy và đi ra máu nữa.
Lưu ý: Cần tránh cho chó uống quá nhiều sẽ gây nôn ở chó. Ngoài ra, lá ổi chỉ thích hợp với một số loại chó có thể trạng riêng, chưa có chứng minh lá ổi có thể chữa khỏi Parvo cho tất cả các loại chó.
- Chữa bằng cây nhọ nồi: Bạn cũng có thể tìm cây nhọ nồi (cỏ mực) hoặc cây lược vàng giã nát và vắt lấy nước cho chó uống mỗi ngày từ 2 tới 3 lần mỗi lần 3 – 5ml.
Lưu ý: Cây nhọ nồi bỏ rễ và lấy ngọn, lá già, còn cây lược vàng thì chỉ lấy lá. Tương tự như lá ổi, phương pháp này tùy thuộc vào giống chó và hệ miễn dịch chứ không thể áp dụng hoàn toàn.
Theo phác đồ điều trị
Phương pháp chữa trị bệnh Parvo ở chó hiện tại tập trung vào điều trị các triệu chứng và phòng tránh nhiễm khuẩn thứ phát. Sử dụng các phác đồ điều trị giúp hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng cũng như phòng tránh hiệu quả cho thú cưng khỏi các vi rút gây bệnh parvo.
- Sử dụng thuốc chống nôn, thuốc bổ, thuốc kháng sinh để hạn chế nhiễm trùng thứ phát.
- Thời gian này chó sẽ không ăn thức ăn thông thường. Vì đường ruột rất yếu không thể tiêu hóa thức ăn. Thuốc bổ sẽ thay thế thức ăn thông thường.
- Tiến hành bổ sung nước cho cún bằng cách truyền tĩnh mạch, ringer lactate, nước muối sinh lý 0.9%, Glucose 5%, kali clorid 10%.
- Khi vi khuẩn tác động mạnh hơn khiến hệ tiêu hóa tổn thương, dùng kháng sinh ampicillin… để tránh bội nhiễm kế phát.
- Triệt tiêu các triệu chứng nôn bằng Atropin Sulfat, Cimetidine hoặc những thuốc khác có tác dụng chống nôn
- Khi chó đi ngoài ra máu, tiến hành cầm máu bằng Vitamin K, transamin…
- Tăng cường sức đề kháng cho chó bằng cafein, vitamin, natri benzoat…
- Nếu kiên trì điều trị dưới sự hướng dẫn từ bác sĩ, chú chó của bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi căn bệnh này từ 5 – 7 ngày.
Lưu ý: Khi chữa bệnh Parvovirus ở chó theo bệnh án, nên hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi cho chó uống để tránh sử dụng thuốc quá liều lượng hoặc uống sai cách.
Bước 3: Chăm sóc sau khi chữa bệnh
Sau khi chữa chó bị bệnh Parvo. Trong quá trình phục hồi, chó từng nhiễm Parvo có thể vẫn còn mang virus trong người đến vài tháng. Để đảm bảo an toàn cho thú cưng và những chú chó khỏe mạnh khác. Bạn cần lên kế hoạch chăm sóc thú cưng trong quá trình phục hồi sau điều trị Parvo:
Môi trường bên ngoài
- Phải luôn giữ cho cún luôn luôn khô ráo. Chuồng, chỗ ở của chú cún phải được kê cao hơn khoảng 10 cm so với mặt đất. Cho vào các tấm khay nhựa có lỗ thoát nước vào chuồng. Bạn nên đặt thêm một tấm khăn hoặc tã để thấm nước tiểu của các bé.
- Luôn luôn giữ cho cún được sạch sẽ. Parvo ở chó sẽ làm cho các chú cún thường xuyên nôn và bị tiêu chảy nhiều. Nên mỗi khi các bé bị nôn hoặc tiêu chảy, hãy nhanh chóng thực hiện vệ sinh, lau dọn và làm sạch ngay lập tức tránh để mầm bệnh lây lan.
- Cách ly với các chú chó khác khi chó đang mắc bệnh. Trường hợp nuôi chó theo đàn. Bạn cần cách ly chó bệnh cũng như các vật dụng, khu vựa chó bệnh đã tiếp xúc với đàn ngay lập tức.
- Cách ly chó sau điều trị Parvo ít nhất 3 tuần để tránh lây lan sang những chú chó khỏe mạnh khác
- Sử dụng thuốc khử trùng. Nên kết hợp các biện pháp diệt khuẩn để làm sạch không khí, sân vườn, khu vực nuôi nhốt. Tránh virus có thể phát tán lây lan sang các chú chó khác trong đàn.
- Bỏ tất cả đồ chơi bằng vải, nhựa, cao su và sàn chơi của thú cưng khi nhiễm bệnh đã sử dụng qua. Điều này còn giúp tránh lây lan thêm cho thú cưng khác.
Đối với chính thú cưng
- Chế độ dinh dưỡng: Trong quá trình điều trị, chó không cần ăn uống nhiều. Hãy nghe theo tư vấn từ bác sĩ thú y để có phương pháp cải thiện cho thú cưng của bạn.
- Nếu đang chữa trị, khi cho chó ăn cần chia nhỏ bữa ăn ra 3 – 5 lần/ ngày. Làm vậy giúp chó dễ dàng tiêu hóa lượng thức ăn. Không để chó ăn nhiều vì sẽ khiến dạ dày phải hoạt động mạnh. Có thể dẫn đến nôn mửa nhiều hơn.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể để cân bằng điện giải. Bù với lượng nước mất đi trong quá trình mắc bệnh. Nước là thứ cần thiết khi cho đi vệ sinh quá nhiều lúc mắc bệnh.
- Chú ý đến phân của thú cưng. Hãy chắc chắn rằng bé không còn bị tiêu chảy và phân chứa máu sau khi chữa chó bị bệnh Parvo. Điều này rất quan trọng trong quá trình điều trị parvo cho chó.
- Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ: Tiêm phòng chủng virus Parvo thông thường sẽ có 3 lần tiêm. Nếu thú cưng chưa tiêm đủ. Nên hoàn thành các mũi còn lại sau khi chó phục hồi hoàn toàn sức khỏe. Tiêm phòng thường xuyên sẽ giúp chó ngăn ngừa parvo hiệu quả.
Những lưu ý khi điều trị bệnh parvo ở chó
- Kiểm tra sức khỏe, theo dõi tình trạng của tất cả chú chó trong nhà. Để tránh việc lây lan cho những chó chó khác.
- Nếu điều trị ngoại trú thì kiên trì đưa chó đi truyền nước 2 lần/ ngày, nếu là chó con. Tuy nhiên, việc di chuyển có thể làm chú chó mệt hơn, tốt nhất nên điều trị nội trú.
- Thường xuyên xoa đầu, vuốt ve và động viên, lên tinh thần cho chó yêu. Việc này vô cùng quan trọng. Bởi chú cho sẽ có được tinh thần tốt hơn khi được chủ yêu thương. Nhờ đó mà bệnh tình của chúng sẽ được cải thiện đáng kể.
- Chúng ta thường bổ sung rất nhiều thực phẩm cho thú cưng khi chúng bị bệnh. Nhưng tuyệt đối không ép chúng ăn uống, để tránh bị nôn mửa thêm. Việc truyền nước và thuốc bổ đã thay cho việc ăn uống hàng ngày của chó.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin về cách chữa bệnh Parvo cho chó. Cũng như những kinh nghiệm cần biết trong quá trình chữa trị và phục hồi. Hãy đến ngay phòng khám thú y uy tín để các bác sĩ thú y thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.
Nguồn: Lifepet.vn