Ai cũng thích thú cưng của mình mũm mỉm một chút để đáng yêu hơn, bởi cứ nhìn những gì tròn ỉn mềm mại là chúng ta đều vô thức yêu thích chúng mà. Nhưng nếu vật nuôi béo quá cũng không hề tốt một chút nào đâu nha. Chim cảnh cũng vậy, riêng đối với vẹt cũng thế, nếu phát hiện chú vẹt thân yêu nhà mình đang thừa cân quá mức thì chính bạn phải xem xét lại chế độ ăn uống, chăm sóc và thực hiện kế hoạch “giảm béo” cho chú ta trước khi nó gây ra những bệnh lý khác nhé. Vậy phải làm sao để có thể chữa bệnh béo phì cho vẹt? Tham khảo ngay với JTR qua bài viết dưới đây nè!
Lý do gì khiến boss nhà bị béo phì và tại sao phải chữa bệnh béo phì cho vẹt?
Do chim cảnh bị nuôi trong chuồng lâu dài, ăn quá nhiều thức ăn có dầu. Lại thiếu tập thể dục hoặc do rối loạn chuyển hóa chất béo. Cơ thể vẹt tích tụ lượng mỡ quá lớn. Đặc biệt là ở khoang dưới da và bụng sẽ gây ra béo phì. Béo phì là một loại bệnh chuyển hóa dinh dưỡng xảy ra chủ yếu ở vẹt già.
Chắc hẳn mọi người đều biết ảnh hưởng của béo phì. Nhiều căn bệnh mãn tính gây ra do béo phì, vì vậy để vật nuôi khỏe mạnh và an toàn. Bạn phải cho chúng ăn uống và tập thể dục đúng cách để ngăn ngừa béo phì, hạn chế để mắc bệnh rồi mới tìm phương pháp chữa bệnh nhé.
Làm sao để xác định được vẹt cưng nhà bạn có bị béo phì không?
Mặc dù béo phì không ảnh hưởng trực tiếp đến vẹt, nhưng có thể gây ra một loạt vấn đề. Vẹt béo phì có xác suất mắc bệnh tim mạch cao hơn nhiều so với vẹt bình thường, và cũng gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, chúng ta phải học cách xác định xem vẹt có bị béo phì hay không, để có thể kiểm soát kịp thời.
Vẹt béo phì có dấu hiệu phì đại rõ ràng ở ngực và bụng, trọng lượng cơ thể của chúng tăng đáng kể so với bình thường. Sử dụng tay để tách hoặc dùng miệng thổi lông bụng của chim, bạn có thể thấy rõ ràng bụng chúng tròn đầy và thậm chí có thể nhìn thấy mỡ màu vàng dưới da. Nếu bạn chú ý đến phần đuôi chim, bạn sẽ thấy các tuyến mỡ ở đó trở nên to hơn rất nhiều với các khối mỡ màu trắng vàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chạm vào xương ức của chim bằng tay. Nếu phát hiện ra vị trí này bằng phẳng cũng chính là một biểu hiện của béo phì. Nếu chim quá béo, chúng sẽ vô cùng chậm chạp, không thích vận động. Thời gian kêu ngắn dần hoặc thậm chí ngừng kêu. Nhịp tim chậm, tăng nhịp thở. Suy yếu chức năng đường tiêu hóa, táo bón. Có thể tử vong khi nhảy, bay hoặc sợ hãi. Giải phẫu sau khi vẹt chết bạn sẽ phát hiện chất béo trong cơ thể vẹt tăng lên đáng kể, gan, tim và thận tồn trữ rất nhiều mỡ.
Bạn cần làm gì để chữa béo phì cho vẹt cưng?
Béo phì nhẹ không phải vấn đề quan trọng lắm đối với vẹt; nhưng béo phì nghiêm trọng dễ dẫn đến các bệnh khác nhau và đôi khi sẽ khiến chim chết do ảnh hưởng gián tiếp của béo phì. Vì vậy, đối với những chú vẹt béo phì; chúng ta nên kiểm soát trọng lượng của chúng càng sớm càng tốt và dần dần cải thiện tình trạng sức khỏe của vẹt.
Để tránh tình trạng vẹt béo phì; chủ nuôi thường phải chú ý điều chỉnh tỷ lệ thức ăn cho vẹt kịp thời. Kiểm soát lượng thức ăn; cố gắng sử dụng lồng nuôi lớn hơn để cho phép nhiều chim di chuyển nhiều hơn.
Cẩn thận không đặt chim ở những nơi quá ấm vào mùa đông và mùa xuân; chỉ cần hơi cao hơn mức nhiệt thấp nhất vẹt có thể chịu đựng một chút là được rồi. Đối với chim béo phì; nên giảm lượng mỡ trong thức ăn của chúng; đặc biệt là thức ăn động vật có hàm lượng chất béo cao; tăng lượng thức ăn xanh và thức ăn giàu Protein như trái cây, rau quả; nhớ không được quên cung cấp nước.
Đồng thời, nên kiểm soát lượng thức ăn cho chim. Nên đưa chúng đi dạo nhiều để tăng lượng vận động. Để tăng lượng hoạt động; cũng có thể đặt vẹt dưới ánh sáng vào ban đêm; để kéo dài thời gian hoạt động của chúng. Sau khi loại bỏ được béo phì, có thể chăn như bình thường.
Tổng kết
Qua bài viết trên; bạn có thể thấy rồi đó, béo nhìn sẽ thích hơn nhưng thực ra không tốt cho sức khỏe của vẹt cưng chút nào. Nếu như chim của bạn đang do ăn quá nhiều; thiếu tập thể dục hoặc bệnh tật dẫn tới vấn đề béo phì; vậy thì nhất đinh phải chú ý đến việc giảm cân cho chúng. Béo phì vô cùng bất lợi cho sức khỏe của vẹt; và có thể khiến nhịp tim của vẹt chậm lại và số lần thở tăng lên; và nhiều bênh khác. Bạn đừng vì quá yêu quý chim nhà mình mà không kiểm soát chế độ ăn; và hạn chế vận động của chúng nhé. Chúc thú cưng nhà bạn luôn khỏe mạnh.
Nguồn: Petmart.vn