Để có kỹ thuật chăm sóc tốt cho cá cảnh nói chung và cho cá rồng hay cá betta nói riêng, nhiều người thường chọn cách vệ sinh và chăm sóc chúng thường xuyên. Tuy nhiên, lợi ích tuyệt vời của lá được sử dụng trong chăm sóc cá cảnh là một phương pháp khác đang được nhiều người áp dụng mà không phải ai mới học thiết kế hồ thủy sinh cũng biết đến. Tên của những loại lá bổ ích này là gì? Mời các bạn đọc tiếp bài viết này để tìm câu trả lời và tìm hiểu ý nghĩa của chiếc lá ở trong bể cá cảnh đang được đề cập nhé!
Các loại lá bạn có thể dùng để chăm sóc cá cảnh của mình an toàn, hiệu quả và tiết kiệm
Thông qua thông tin trên mạng xã hội, nhiều người nuôi cá cảnh ở Việt Nam đã có được những thông tin rất thú vị về công dụng thần kỳ của lá chuối và lá bàng trong việc chăm sóc bể cá cảnh. Ngạc nhiên đúng không?
Đầu tiên, khi mới nhận được một thông tin về vấn đề này nhiều người sẽ cảm thấy khó tin. Một số người tò mò, muốn kiểm chứng thông tin còn đi khắp các trại cá khắp châu Á để tìm hiểu về loại lá bí ẩn này, những người đam mê cá cảnh có kinh nghiệm khắp nơi coi nó như một công dụng. Trong tự nhiên sẵn có, dĩ nhiên chúng hoàn toàn miễn phí mà lại rất bổ ích với hiệu quả cao.
Cuối cùng sau khi tận mắt chứng kiến hầu hết các trại cá đều sử dụng thì nhiều người đã bắt đầu tin tưởng và áp dụng cho thiết kế hồ cá koi nuôi cá cảnh trong nhà của mình. Sau khi sử dụng đã cho thấy sự thay đổi rõ rệt; kết quả đạt được đã khiến họ vô cùng hài lòng và chia sẻ bí quyết này cho nhiều người cùng chơi khác trong nước.
Tác dụng của lá chuối đối với việc chăm sóc cá cảnh nói chung và với cá betta nói riêng
Lá chuối có vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh và chăm sóc cá cảnh cung cấp nơi trú ẩn cho cá trong lọ. Một số người sẽ tước nhỏ lá chuối thả vào. Lá chuối cũng phải được lựa chọn từ những cây chuối có lá cứng cáp.
Lá chuối khô có công dụng sát khuẩn khử độc rất tốt cho một số loại cá; những tác dụng dưỡng cá thì không tốt bằng lá bàng; nếu nuôi betta dùng lá chuối khô ngâm trị nấm thủy mi cho cá rất hiệu quả; cá nhanh hồi phục hơn khi sử dụng lá bàng. Một lá chuối dùng cho khoảng 20 lít nước; thường thì ngâm cỡ 1 tuần cho ra hết chất và màu; đến khi thay nước thì cho thêm lá chuối khác vào.
Đối với bể mới đưa vào sử dụng đặc biệt là bể chứa nước bằng xi măng; thường dùng thân cây chuối tươi thái nhỏ cho vào ngâm; để khử axit trong quá trình đào thải của bể xi măng; quá trình mục tương tự như lá bàng. Các trại cá betta sử dụng lá chuối khô cho việc làm mềm nước; tăng độ bóng vẩy và làm tăng màu sắc cho cá beta.
Công dụng của lá bàng với cá rồng cũng như chăm sóc cá cảnh khác
Chiết xuất từ lá bàng rừng sẽ tái lập một môi trường gần tự nhiên hơn cho cá Rồng và các loài cá ưa nước mềm, như cá dĩa, cá lia thia. Vì trong lá này tiết ra một loại nhựa có chứa axit humic và loại axit này được xem như là một chất tiêu diệt và ngăn ngừa hữu hiệu các loại vi khuẩn; các loại nấm trên cá. Công dụng của lá bàng trong việc chăm sóc cá cảnh sẽ được khái quát như sau:
- Làm tăng màu sắc của cá Rồng; màu sẽ trở nên sáng bóng.
- Làm giảm độ pH của nước và hấp thụ các hóa chất độc hại như NH3, H2S…
- Kích thích cá Rồng sinh sản khi đủ tuổi trưởng thành và làm tăng số trứng được thụ tinh.
- Tăng hàm lượng vitamin và khoáng chất; giúp cá chóng lớn, sự trao đổi chất tốt hơn và ăn nhiều hơn.
- Chiết xuất sẽ kết hợp với Amonia (NH3) trong nước làm giảm lượng NH3. Loại trừ được bệnh ngộ độc Amonia quá cao trong nước.
Chiết xuất lá Bàng có chứa một lượng Calcium rất cao mà ít có động vật hoặc thực phẩm nào có thể cung cấp thường xuyên cho cá Rồng; do vậy sẽ làm tăng cơ bắp; bộ xương khỏe mạnh; răng và các vây cá sẽ to đều và đẹp.
Kinh nghiệm lựa chọn và sử dụng lá bàng cho cá Rồng
Khi sử dụng lá bàng cho cá rồng sẽ không cho tác dụng phụ nhưng chỉ nên lựa chọn lá bàng khô; đã úa vàng hoặc rớt rụng có màu nâu đỏ. Tránh lấy các lá bàng hoặc khu vực cây bàng đã bị xịt thuốc trừ sâu vì rất nguy hiểm. Nên phơi dưới ánh nắng để tránh ẩm mốc và có thể sử dụng lâu dài.
Cách dùng và liều lượng:
10 lá cho hồ 120x60x60. Vì dùng nhiều quá màu nước hồ sẽ rất đậm và như vậy bạn rất khó ngắm cá và khi thay nước nếu bạn thay một lượng lớn nước mới sẽ làm tăng pH đột ngột cá sẽ bị sốc; có thể bỏ ăn. Tránh dùng lá bàng kết hợp với muối.
Cắt nhỏ vụn lá bàng, cho vào bịch vải, đem ngâm trong bộ lọc để lá bàng tiết ra nhựa và thường thì mỗi bịch như thế chỉ nên sử dụng trong khoảng 2-3 tuần; sau đó thay bịch khác với lá bàng mới.
Lá bàng để trong bể bao lâu, có cần lấy ra thay không?
Lá bàng mất 2-3 ngày bắt đầu nhả dưỡng ra bể; dưỡng chất trong lá bàng có màu vàng. Để càng lâu lá bàng sẽ nhả càng nhiều. Dưỡng chất lá bàng có màu vàng nên ko được đẹp cho bể cá. Nhưng bù lại chúng giúp dưỡng cá tốt hơn. Lá bàng để trong khoảng 1 tháng là sẽ rữa dần và nhả hết dưỡng; lúc đó bạn nên bỏ ra khỏi bể và cân nhắc việc thay lá bàng mới.
Cho quá nhiều Lá bàng vào bể có ảnh hưởng xấu gì đến cá không?
Theo nghiên cứu khoa học thì lá bàng hoàn toàn những dưỡng chất tốt cho cá; không có thành phần nào hại; cho nhiều cũng không ảnh hưởng. Nhưng nếu bể nhỏ mà cho quá nhiều lá bàng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước. Cái gì nhiều quá cũng không tốt. Với bể nhỏ các bạn chỉ cần bỏ 1/2 lá bàng hoặc 1/4 là đủ.
Sử dụng lá bàng còn xanh có được không?
Lá bàng xanh cũng có dưỡng chất cho cá. Nhưng không nên dùng vì lá bàng xanh có nhiều nhựa cây sống, diệp lục và nhiều chất hữu cơ khác. Lá bàng xanh cho xuống nước, quá trình phân hủy lá bàng xanh sẽ tạo ra nhiều chất hữu cơ không tốt cho nước gây ô nhiễm nước. Ngược lại lá bàng khô chỉ còn chất xơ và dưỡng chất tốt cho cá, vì vậy khi cho lá bàng khô xuống nước an toàn hơn rất nhiều và không gây ảnh hưởng đến chất lượng nước .
Lá bàng có chữa được bệnh cho cá không ?
Lá bàng chỉ như 1 loại thuốc bổ, dưỡng chất hỗ trợ nuôi cá và hỗi trợ chữa bệnh cho cá chứ không phải thuốc đặc trị. Đối với những bệnh nhẹ hoặc cá mới nhiễm bệnh còn nhẹ, lá bàng giúp cá khỏe hơn, tăng đề kháng tự nhiên để chống lại bệnh tật dạng nhẹ. Nếu cá đã đổ bệnh thì bắt buộc phải dùng thuốc đặc trị và chế độ trị bệnh đi kèm.
Nguồn: Hocanghethuat.com