Hiện nay thị trường cá cảnh của nước ta chủ yếu là cá nước ngọt; ngoài ra vẫn còn một số cá được lai tạo và du nhập từ các nước khác. Tuy nhiên đối với các loại cá nước ngọt thì khả năng bị bệnh cũng như tốc độ lây lan rất nhanh; ảnh hưởng tới chất lượng của đàn cá. Để giúp bạn có bể cá phát triển thuận lợi thì chúng tôi gợi ý cho bạn 4 yếu tố thường gây bệnh ở cá nước ngọt để bạn có thể tránh gặp phải, bảo vệ an toàn cho đàn cá của mình.
Các bệnh thường gặp ở cá nước ngọt bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau; có thể do nguồn thức, do thức ăn của cá hoặc cũng có thể do các yếu tố ngoại cảnh gây nên. Do đó trong quá trình nuôi cá cảnh nước ngọt bạn cần hết sức lưu ý những yếu tố này để giúp bảo vệ đàn cá ít bị bệnh gây tốn kém chi phí. Và cụ thể các yếu tố này ảnh hưởng như thế nào tới đàn cá nước ngọt của bạn thì hãu cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Triệu chứng cá cảnh nước ngọt mắc bệnh
Triệu chứng khi cá cảnh nước ngọt mắc bệnh triệu chứng rõ nhất khi cá bị bệnh được biểu hiện qua màu sắc trên thân cá và cử chỉ hành động. Khi nhiễm bệnh, màu sắc thân cá hơi nhạt đi so với màu cơ bản; màu cá có thể trắng bệch hay đen sẫm; cá bị tuột vảy hay ra nhiều nhớt.
Hoạt động bơi lội chậm chạp và tách ra riêng khỏi đàn vào góc bể; cá đơn độc bơi gần mặt nước hay dựa vào thành bể hay góc hồ; phản ứng chậm hay không có phản ứng khi có tiếng động mạnh; cũng có khi cá chuyển động xoay tròn.
Môi trường sống gây bệnh cho cá nước ngọt
Có thể nói môi trường nước là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nước sạch cá sẽ khỏe và sinh trưởng tốt; còn nước dơ sẽ làm cá nhiễm rất nhiều bệnh. Cá cảnh nuôi chỉ thích hợp ở một phạm vi nhất định về tính chất hóa lý của môi trường nước. Vượt quá phạm vi đó, cá sẽ bị phát bệnh ngay.
Nguyên nhân chủ yếu làm thay đổi chất lượng nước là sự phân hủy thức ăn; và phân do cá bài tiết ra tạo điều kiện cho phiêu sinh vật; tảo có cơ hội phát triển; từ đó dẫn đến nước bị hủy hoại. Khi hàm lượng chất thải cao, lượng oxy hòa tan trong nước sẽ giảm; pH thay đổi bất lợi cho cá. Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột vượt quá giới hạn cũng là tác nhân gây bệnh cho cá.
Chất lượng nguồn thức ăn không đạt
Chất lượng thức ăn cung cấp hàng ngày cho cá không được bảo đảm tốt, thức ăn bị thiu; thối rữa biến chất hay thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn không đủ; cho ăn không đúng kỹ thuật cũng gây bất lợi cho cá.
Do quá trình chăm sóc
Bắt cá, ép cá đẻ, thay nước… do bất cẩn có thể làm cho cá bị tuột vảy, gây thương tích cho cá. Tại những vị trí hồ bị dơ, vi khuẩn gây hại cho cá sẽ “đóng ổ” chờ để khi có cơ hội tấn công cá.
Từ các yếu tố ngoại cảnh
– Từ thức ăn: artemia, trùn chỉ, cung quăng… từ nơi bán mang về mà chưa xử lý lại cũng có thể gây bệnh cho cá, vì đây là những loại thức ăn mang nhiều mầm bệnh tiềm ẩn trong thân.
– Từ những loài thực vật thủy sinh trong nước: bèo, rong cỏ có trong nguồn nước cho vào hồ nuôi cá có thể mang những mầm bệnh do cá hồ khác hay nơi nào đó bám vào.
– Từ dụng cụ cho bể cá trước đó đã vô tình dùng cho bể cá bệnh mà không tẩy rửa diệt khuẩn kỹ.
– Từ cá mới mua về có thể mang mầm bệnh mà không qua xử lý đã thả ngay vào bể cá cũ nuôi chung.
Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn